Những người không nên ăn mướp hương gồm:

  • Người thể hàn, hoặc người có tì vị kém.
  • Người có thể trạng yếu, hoặc mới ốm dậy.
  • Người bị tiêu chảy, kiết lỵ.

Tuy nhiên, để rõ hơn Những người không nên ăn mướp hương. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Mướp hương là gì?

Mướp hương là cây thuốc quý trong đông y sử dụng cả hạt, thân, rễ, lá, xơ và quả làm dược liệu. Dưới đây là đặc điểm về tính vị, tác dụng của cây thuốc và cách sử dụng chữa bệnh.

  • Tên gọi khác: Mướp gối, cây mướp, mướp ta
  • Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.)
  • Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae )

Mô tả về cây mướp hương

Đặc điểm thực vật

Mướp hương là cây thân thảo, thuộc dạng dây leo. Thần dài, nhỏ, hình tiết diện đa giác, màu xanh lục nhạt, có năm đường gân chạy dọc. Bên ngoài thân có nhiều lông trắng mọc rải rác. Dọc theo thân phát triển nhiều tua cuốn bám vào thân cây khác, bụi rậm hay giàn được người dân dựng sẵn để phát triển.

Mô tả về cây mướp hương
Mô tả về cây mướp hương

Lá cây mướp hương mọc so le, hình trái tim, mặt trên và dưới đều có nhiều lông tơ, chứa 5 – 7 thùy, bên ngoài mép có răng. Hoa thường ra vào tháng 8 – tháng 10 hàng năm,. Cùng một cây có cả hoa đực lẫn hoa cái. Hoa đực thường mọc thành chùm còn hoa cái thì phát triển đơn độc từng hoa.

Quả mướp hình trụ thuôn, khi còn xanh chất xốp, mềm, chứa nhiều nước, màu xanh đậm hoặc xanh nhạt, dài khoảng 25 – 30 cm, vỏ thô ráp. Khi quả già chuyển sang màu nâu, bên trong có nhiều xơ và khá dai. Trong quả có nhiều hạt dẹp, hình trứng.

Xem thêm: Quả tầm bóp ngâm rượu có tác dụng gì?

Phân bố

Cây mướp hương là loài bản địa của Bắc Phi, lần đầu tiên được khoa học mô tả vào năm 1846. Ở nước ta, cây được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, chủ yếu để lấy quả làm thực phẩm.

Mùa hè, ăn mướp giúp cơ thể thanh nhiệt tiêu viêm, có khả năng chữa táo bón, nóng nhiệt… hiệu quả. Giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Mướp cũng có thể hỗ trợ sức khỏe xương, tuyến giáp cũng như tuyến tiền liệt rất tốt.

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây mướp hương đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Bao gồm lá, quả, xơ, hạt, rễ, thân (dây). Trong đó xơ và quả tươi được Đông y sử dụng với các tên gọi như sau:

  • Xơ mướp (Retinervus Luffae Fructus): Ty qua lạc
  • Quả tươi ( Fructus Luffae): Sinh ty qua

Những người không nên ăn mướp hương

Người thể hàn, hoặc người có tì vị kém

Mướp thuộc loại tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nên không phù hợp với thể trạng những người thể hàn hoặc những người có tì vị kém.

Người thể hàn, hoặc người có tì vị kém
Người thể hàn, hoặc người có tì vị kém

Nếu như ăn mướp thường xuyên sẽ dần làm cho sức khỏe của các trường hợp này ngày càng yếu đi, lâu ngày có thể trở nặng. Chính vì thế, nếu bị thể hàn, hoặc tì vị kém, nên hạn chế ăn mướp hoặc tránh ăn mướp để sức khỏe không bị ảnh hưởng.

Người có thể trạng yếu, hoặc mới ốm dậy

Mặc dù mướp có giá trị dinh dưỡng, và có cả tác dụng chữa bệnh, nhưng với những người có cơ địa đặc biệt như bị dị ứng, thể trạng yếu, đang ốm hoặc mới khỏi ốm thì cần tránh ăn mướp, nếu không sẽ làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn hoặc gây khó chịu cho cơ thể.

Nguyên do là theo Đông y, mướp có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh lạc, hoạt huyết, nên không tốt cho thể trạng yếu của các trường hợp vừa nêu.

Xem ngay: Giá hạt dổi rừng bao nhiêu tiền 1kg, 2kg, 3kg?

Người bị tiêu chảy, kiết lỵ

Cũng do tính hàn của mướp nên đây cũng là loại thực phẩm không tốt cho người đang bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ. Việc ăn mướp sẽ làm cho tình trạng của họ trầm trọng hơn.

Người bị tiêu chảy, kiết lỵ
Người bị tiêu chảy, kiết lỵ

Ăn mướp nếu có vị đắng thì cần dừng ngay

Mướp rất lành và tốt cho sức khỏe nhưng khi đã có vị đắng thì lại trở thành chất kịch độc, có thể khiến người ăn bị mất mạng.

Nguyên nhân khiến mướp bị đắng có thể là do môi trường trồng cây bị ô nhiễm, chăm bón phân không đúng cách, hoặc bảo quản không đúng cách. Việc cây bị thiếu chất khiến quả thiếu dinh dưỡng cũng dẫn đến quả mướp bị đắng, hay quả mướp đắng ở chỗ bị thâm đen vì ong châm.

Trong phần mướp bị đắng có chứa chất alkaloid – một chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật, và con người rất nhạy cảm với độc tính của nó và dễ bị ngộ độc. Khi bị ngộ độc do ăn mướp bị đắng sẽ có những biểu hiện như chóng mặt, suy nhược, co thắt dạ dày và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn.

Chính vì vậy, nếu ăn thấy mướp bị đắng thì chúng ta nên bỏ đi, để tránh ăn vào bị ngộ độc.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Những người không nên ăn mướp hương nhé!

Phạm Vũ Dương Sơn
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 25 Đường Số 7, Tam Bình, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *