Tác hại của trái nhàu? Trái nhàu có 4 tác hại chính gồm:

  • Trái nhàu gây sinh non, ngộ độc thai kỳ.
  • Trái nhàu gây hạ đường huyết.
  • Trái nhàu gây đau dạ dày.
  • Trái nhàu gây làm chậm quá trình đông máu.

Tuy nhiên, để rõ chi tiết nhất về Tác hại của trái nhàu? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Trái nhàu là gì?

Cây nhàu hay còn được biết đến với cái tên là cây ngao, nhàu núi, nhàu rừng, noni. Đây là loại cây thân gỗ, chiều cao trung bình từ 6 – 8m. Thân cây nhỏ, nhẵn, nhiều cành và lá mọc đối xứng. Hoa nhàu có màu trắng, thường mọc ở cuống lá hoặc ngọn cây.

Trái nhàu là gì?
Trái nhàu là gì?

Quả nhàu có hình dạng như quả trứng, dài từ 5 – 7cm, vỏ sần sùi và có màu xanh lục. Khi nhàu chín, thịt quả sẽ chuyển sang màu trắng, mềm, thơm, bao bọc lấy nhân cứng ở giữa.

Xem thêm:Nên uống rau diếp cá mấy lần 1 tuần?

Tác hại của trái nhàu?

Trái nhàu có 4 tác hại chính gồm:

Trái nhàu gây sinh non, ngộ độc thai kỳ

Trong quả nhàu có chứa một lượng kali lớn, có thể gây sinh non, ngộ độc thai kỳ, thai bị dị tật bẩm sinh, thậm chí là sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Trái nhàu gây hạ đường huyết

Quả nhàu có tác dụng hạ huyết áp nên người bệnh bị huyết áp thấp không nên sử dụng loại quả này quá thường xuyên.

Trái nhàu gây hạ đường huyết
Trái nhàu gây hạ đường huyết

Trái nhàu gây đau dạ dày

Vị chua của trái nhàu có thể gây đau dạ dày, ợ chua, trào ngược dạ dày khi bạn ăn loại quả này lúc đói.

Trái nhàu gây làm chậm quá trình đông máu

Nước ép trái nhàu có thể gây ra phản ứng với một vài thành phần của thuốc, nhất là thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc làm chậm quá trình đông máu. Người bệnh rất dễ gặp phải những phản ứng bất thường như: Tức ngực, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, khó thở, kiệt sức,…

Dùng trái nhàu như thế nào cho đúng cách?

Để tận dụng tối đa lợi ích của trái nhàu, bạn cần nắm vững liều lượng sử dụng đối với mỗi đối tượng nhất định. Cụ thể:

Người trẻ tuổi nên uống khoảng 30ml nước ép trái nhàu. Những người to lớn, khỏe mạnh chỉ nên uống tối đa 750ml nước trái nhàu mỗi ngày.

Người bị chấn thương hoặc đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật nên uống từ 180 – 240ml nước trái nhàu hàng ngày. Sau đó, giảm xuống 90 – 120ml/ngày.

Người cao tuổi được khuyến cáo chỉ nên uống 60ml nước trái nhàu/ngày, chia thành 2 lần sáng, tối.

Đối với bệnh nhân ung thư, uống nước ép nhàu mỗi ngày với liều lượng từ 180 – 240ml mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Với những người có tiền sử bệnh lý khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại quả này để điều trị bệnh.

Những tác hại của rượu ngâm trái nhàu

Rượu nhàu là loại rượu truyền thống được ngâm với quả nhàu, dân gian thường dùng để trị nhức mỏi tay chân, đau lưng, và một số bệnh khác. Tuy nhiên việc sử dụng rượu nhàu có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách, cụ thể:

Rượu nhàu chứa cồn và việc tiêu thụ quá nhiều rượu có thể gây tổn thương gan. Việc uống rượu nhàu vượt quá mức an toàn có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan và các vấn đề sức khỏe gan khác.

Rượu nhàu có thể gây kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột, gây ra các triệu chứng như viêm loét dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy và khó tiêu.

Những tác hại của rượu ngâm trái nhàu
Những tác hại của rượu ngâm trái nhàu

Việc tiêu thụ quá nhiều rượu nhàu có thể gây tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, gây ra triệu chứng như mất ngủ, lo âu, trầm cảm và suy giảm chức năng não.

Rượu nhàu có thể gây ra tình trạng co cơ và suy giảm sức mạnh cơ bắp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Để sử dụng rượu nhàu một cách tốt cho sức khoẻ, bạn cần lưu ý chỉ sử dụng với liều lượng phù hợp. Đối với các trường hợp đang có bất kỳ vấn đề về sức khỏe hoặc đang sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi tiêu thụ rượu nhàu muốn sử dụng lâu dài.

Bà bầu có ăn lá nhàu được không?

Bà bầu không nên ăn lá nhàu hoặc quả nhàu và nên tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ thật kỹ lưỡng trước khi dùng. Mặc dù lá nhàu không được coi là độc hại đối với bà bầu, nhưng nó có thể gây một số tác động không mong muốn hoặc không an toàn nếu ăn quá nhiều.

Lá nhàu có chứa một số hợp chất và dược chất có thể gây tác động lên cơ thể, bao gồm tác động đối với hệ thần kinh, và tác động thúc đẩy co bóp tử cung. Điều này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe tổng thể của bà bầu.

Nếu bà bầu đang gặp vấn đề về sức khoẻ và tìm thấy trong quả nhàu hoặc lá nhàu có những tác dụng hữu ích thì cũng không nên vội dùng. Tốt nhất bà bầu nên được thăm khám và chăm sóc tại các bệnh viện chuyên khoa sinh sản và dinh dưỡng.

Quan trọng nhất, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc ăn lá nhàu và các loại thực phẩm khác trong thời kỳ mang thai để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp.

Xem ngay: Uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không?

Làm thế nào để dùng trái nhàu mà tránh tác dụng phụ

Nếu cơ thể của bạn thật sự cần thiết phải sử dụng trái nhàu, bạn cần lưu ý những điều như sau:

Về liều lượng: Tuỳ vào tình trạng cơ thể vào bệnh lý, nên có sự tham vấn của bác sĩ về liều lượng phù hợp. Lưu ý rằng trong trái nhàu có chứa rất nhiều Vitamin C, việc lạm dùng quá mức có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Nên tìm hiểu rõ nguồn gốc trái nhàu mà bạn đang mua để an tâm sử dụng, an toàn cho sức khoẻ.

Để an tâm sử dụng trái nhàu lâu dài mà không lo tác dụng phụ, bạn hãy nên tìm mua tinh chất quả nhàu đã được chiết xuất những dược chất có lợi, loại bỏ những hoạt chất có hại cho sức khoẻ.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Tác hại của trái nhàu? nhé!

Phạm Vũ Dương Sơn
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 25 Đường Số 7, Tam Bình, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *