Tác hại của ớt chuông là hoàn toàn chưa được tìm thấy bởi nhiều tài liệu và nhiều nhà nghiên cứu. Ngược lại, ăn ớt chuông cực tốt và giúp giảm các bệnh tiểu đường, hỗ trợ các bệnh nhân béo phì.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn lý do tác hại của ớt chuông lại không có? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!
Mục lục bài viết
Ớt chuông là gì?
Ớt chuông, hay còn gọi là ớt ngọt, là quả của một nhóm cây trồng, loài Capsicum annuum. Cây trồng của loài này cho ra trái với màu sắc khác nhau, bao gồm màu đỏ, vàng, cam, xanh lục, sô-cô-la / nâu, vanilla / trắng, và màu tím. Ớt chuông đôi khi được xếp vào nhóm ớt ít cay mà cùng loại với ớt ngọt.
Đặc điểm của ớt chuông
Màu sắc của ớt chuông
Hầu hết ớt chuông có màu xanh, vàng, cam, và đỏ. Hiếm hơn thì có thể là màu nâu, trắng, cầu vồng, Oải hương (màu), và tím sẫm, tùy thuộc vào giống ớt chuông. Thường nhất là, các quả chưa chín thì có màu xanh lục, hay ít gặp hơn là vàng xám hay màu tím. Ớt chuông đỏ chỉ đơn giản là ớt chuông xanh đã chín, dù rằng giống Permagreen vẫn duy trì màu xanh lục ngay cả khi đã chín hoàn toàn.
Ớt chuông xanh thì ít ngọt và hơi đắng hơn so với ớt chuông vàng và cam, và ớt chuông đỏ có vị ngọt nhất. Vị của ớt chuông chín cũng có thể rất đa dạng tùy theo điều kiện trồng và điều kiện bảo quản sau khi thu hoạch. Quả ngọt nhất được để chín hẳn trêncây ngoài nắng, còn quả thu hoạch khi còn xanh hay để tự chín khi bảo quản thì ít ngọt hơn.
Xem ngay: Cá cóc nấu khoai cao món ngon tuyệt phẩm
Tên gọi của ớt chuông
Tên gọi “ớt” là một sự nhầm lẫn của Christopher Columbus khi ông mang loài cây này trở về Châu Âu. Vào lúc đó thì “hồ tiêu”, quả của một loài cây không liên quan gì đến ớt chuông có xuất xứ từ Ấn Độ, Piper nigrum, là một loại gia vị đắt giá; tên gọi “ớt” vào lúc đó được sử dụng tại châu Âu cho bất gì loại gia vị nào mà nóng và hăng, và cũng tự nhiên được đặt cho chi thực vật vừa mới được phát hiện là Capsicum.
Ớt chuông là một thành viên của chi ớt, nó là quả duy nhất mà không tạo ra capsaicin, một hợp chất ưa chất béo có thể gây ra cảm giác cay nóng mạnh khi tiếp xúc với các màng nhầy. (Một ngoại lệ của trường hợp này là ớt lai Mexibelle, loài có chứa một lượng capsaicin trung bình, và do đó cũng hơi cay). Việc thiếu chất capsaicin trong ớt chuông là do tính lặn của một gen mà qua đó làm mất đi capsaicin. Kết quả là vị “cay” chỉ đi cùng với các loài còn lại của chi ớt.
Thành phần dinh dưỡng của ớt chuông
Ớt tươi, nguyên liệu chủ yếu chứa nước (92%). Phần còn lại là carbs và một lượng nhỏ protein và chất béo. Các chất dinh dưỡng chính trong 100 gram ớt chuông đỏ, sống:
- Cứ 100gram ớt chuông chứa: 31 calo.
- Nước: 92%.
- Chất đạm: 1 gram.
- Carb: 6 gram.
- Đường: 4,2 gam.
- Chất xơ: 2,1 gam.
- Chất béo: 0,3 gam.
Tác hại của ớt chuông
Hiện tại, ớt chuông “KHÔNG CÓ TÁC HẠI” qua nhiều tại liệu và nghiên cứu nhưng bạn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng ớt chuông.
Nếu bạn chưa sử dụng ớt chuông trước đây, bạn nên tự làm quen với một số chống chỉ định. Tránh dùng rau nếu phát hiện phản ứng dị ứng với sản phẩm, hạ huyết áp, trĩ, loét, viêm dạ dày, bệnh thận và gan, hệ thần kinh không ổn định.
Nghiêm cấm sử dụng một loại rau dưới mọi hình thức nếu bạn bị thiếu máu cục bộ cơ tim, viêm đại tràng, có xu hướng động kinh, nhịp tim, loét tá tràng bị vi phạm. Giá trị của ớt chuông là do thành phần hóa học phong phú của nó. Nhưng với sự thiếu hiểu biết, một loại rau có thể gây ra tác hại đáng kể. Paprika được chỉ định sử dụng cho con bú và phụ nữ mang thai, đàn ông, trẻ em, người già.
Công dụng của ớt chuông
Ớt chuông tăng cường thị lực
Những căn bệnh về mắt gây suy giảm thị lực nhanh chóng phổ biến nhất hiện nay là thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác hoặc do di truyền.
Lutein và zeaxanthin là những sắc tố carotenoid bảo vệ điểm vàng của mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh, giúp cải thiện thị lực và chống lại các phản ứng oxy hóa gây tổn thương cho võng mạc mắt.
Zeaxanthin được tìm thấy chứa nhiều trong ớt chuông đỏ, ớt chuông cam và nhiều nhất là trong ớt chuông xanh. Theo AAO khuyến cáo, một người nên hấp thụ 2 mg zeaxanthin mỗi ngày. Bên cạnh đó, ớt chuông đỏ cũng cung cấp khoảng 75% nhu cầu vitamin A cần thiết để tăng cường thị lực, giúp nhìn rõ hơn vào ban đêm và ngăn ngừa chứng quáng gà.
Xem thêm: Bột sắn dây kỵ với gì? Đừng uống bột sắn dây với mật ong, hương bưởi, sen, nhài
Ớt chuông ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Thiếu máu dẫn đến việc thiếu lượng oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Tình trạng này khiến bạn trông xanh xao, nhợt nhạt, ù tai, hoa mắt, chóng mặt. Biểu hiện nặng hơn là rối loại tiêu hóa, mệt mỏi, tim đập nhanh.
Ớt chuông có tác dụng gì trong việc ngăn ngừa thiếu máu? Trong các loại ớt chuông có một lượng sắt dồi dào, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cung cấp đến 300% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Vitamin C vừa là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vừa giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt ở ruột.
Bạn có thể ăn ớt chuông sống như một loại trái cây để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất sắt khác như các loại thịt đỏ, gan, rau bó xôi để đảm bảo cho cơ thể đầy đủ sắt, tránh nguy cơ bị thiếu máu.
Ớt chuông mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch
Ớt ngọt có rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh giúp trung hòa và ngăn chặn tác động của các gốc tự do làm tổn thương các tế bào của cơ thể. Chúng còn có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu trong máu, tránh nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường type 2, đột quỵ và ung thư.
Theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Đại học Urmia (thuộc Iran), ở nhiệt độ 35ºC, phenol và flavonoid có trong ớt chuông đỏ có khả năng khử các gốc hydro peroxide tự do. Các gốc này là một trong những tác nhân gây ra bệnh tim do thiếu máu cục bộ.
Phytonutrients có nhiều trong ớt ngọt vừa giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chúng cũng tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, tăng khả năng miễn dịch, trao đổi chất của các hormone, giảm viêm và thải độc. Phytonutrients trong ớt chuông xanh còn có khả năng thư giãn đường hô hấp và giảm thở gấp ở người mắc bệnh hen suyễn, từ đó giảm thiểu số lần và mức độ phát bệnh.
Giúp ngủ ngon, cân bằng tâm trạng
Sự kết hợp của magie và vitamin B6 trong các loại ớt chuông giúp giảm lo lắng, căng thẳng thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vitamin B6 cũng góp phần vào quá trình sản sinh melatonin, giúp giấc ngủ có chất lượng tốt hơn và hỗ trợ cân bằng “đồng hồ sinh học” của bạn.
Đặc biệt, chúng rất hữu ích với phụ nữ trong việc giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như mệt mỏi, đau mỏi hay tâm trạng thất thường.
Hỗ trợ giảm cân, kích thích tiêu hóa
Ớt ngọt chứa ít calorie, chất béo và không có cholesterol. Ăn các loại ớt này sẽ giúp bạn đốt cháy nhiều calorie hơn bởi khả năng sinh nhiệt và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Ớt chuông đỏ không chứa capsaicin gây nóng trong người như các loại ớt khác. Chúng chỉ sinh nhiệt lượng thích hợp giúp tăng cường trao đổi chất chứ không làm tăng huyết áp hay nhịp tim.
Hơn nữa, chất xơ trong những loại ớt ngọt này giúp kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột. Chúng còn bảo vệ ruột khỏi các vi khuẩn có hại, chống nguy cơ ung thư ruột kết, giúp điều trị táo bón và hội chứng ruột kích thích.
Theo báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nutrients năm 2014 cho thấy, ăn nhiều loại rau quả giàu carotene như ớt ngọt sẽ trực tiếp làm giảm nguy cơ ung thư vòm họng, ung khoang miệng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi (chỉ đối với những trường hợp không hút thuốc lá).
Làm sáng và tăng độ đàn hồi cho da
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, ớt chuông có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại các gốc tự do, là nguyên nhân gây lão hóa da. Đặc biệt, vitamin C có tác dụng thúc đẩy sự hình thành collagen, giúp làn da bạn săn chắc và luôn khỏe mạnh trước các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.
Phytonutrients cũng giúp điều trị phát ban, vết thâm, mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da khác hiệu quả.
Giúp tóc chắc khỏe
Một thực đơn với hàm lượng ớt chuông phù hợp mỗi ngày sẽ giúp kích thích lưu thông máu trên da đầu tốt hơn, giúp tóc mọc tự nhiên, mau dài. Tóc bạn cũng sẽ giảm đi tình trạng gãy rụng khi ăn ớt chuông thường xuyên. Chúng sẽ tăng cường collagen cho tóc chắc khỏe và bảo vệ các nang tóc khỏi tác hại của di-hydrotestosterone (DHT).
Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Tác hại của ớt chuông nhé!
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com
Bài viết mới