6 Cách phân biệt cây sả chanh và sả java đơn giản không phải ai cũng biết gồm:
- Phân biệt theo chiều cao của cây.
- Phân biệt theo lá sả.
- Phân biệt theo thân cây sả.
- Phân biệt theo hoa và cuống.
- Phân biệt theo dễ.
- Phân biệt theo công dụng của cây.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn 6 Cách phân cây sả chanh và sả java đơn giản. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!
Mục lục bài viết
Cây sả chanh là gì?
Sả chanh hay sả (danh pháp hai phần: Cymbopogon citratus) là loài thực vật nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Cây sả chanh trong thực phẩm
Sả chanh được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, như trong món gà xào sả. Sả là một gia vị không thể thiếu trong các món ăn gia đình của người Việt.
Xem ngay: Củ sả hay củ xả? Lý giải tại sao lại gọi là “Củ Sả”
Cây sả chanh trong y học
Giải độc, giúp tăng xương khớp thần kinh, giảm huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho da nhất là chị em phụ nữ, giảm đau, chống sốt, chống khuẩn, bệnh nấm.
Cây sả java là gì?
Sả Java là cây thân thảo sống lâu năm. Cây sả java có tên gọi khác: sả đỏ, sả xòe. Nguồn gốc: bắt nguồn từ đảo Java ở Indonesia. Nơi trồng nhiều: Việt Nam, Ấn Độ, Madagascar, Thái Lan, Trung Quốc,…
6 Cách phân biệt cây sả chanh và sả java
Phân biệt theo chiều cao
- Cây sả chanh: Là cây sống lâu năm, thân cao chỉ từ 1-1.5m.
- Cây sả java: Thông thường cây sả chanh mọc thành bụi, thân mọc thẳng có thể cao đến 2m.
Phân biệt theo lá sả
- Cây sả chanh: Phiến lá hẹp dài tới 1m, mép lá nhám, có bẹ lá cuốn chặt vào nhau.
- Cây sả java: Lá sả Java thuôn dài có mép lá nhám, màu xanh và khi trưởng thành rũ xuống 2/3 phiến lá.
Phân biệt theo thân cây sả
- Cây sả chanh: Thân rễ trắng hay hơi tím. Bẹ lá không có lông và có sọc dọc.
- Cây sả java: Cây có đốt ngắn, được bao bọc bởi các bẹ lá quấn chặt lấy nhau. Gốc thân màu hồng tím hay đỏ tím.
Phân biệt theo hoa và cuống
- Cây sả chanh: Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ và không có cuống. Chồi con mọc lên từ nách lá, tạo thành cây con được gọi là tép, nhiều tép tạo thành bụi sả.
- Cây sả java: Chùy hoa gồm nhiều chùm mọc thẳng đứng.
Phân biệt theo dễ sả
- Cây sả chanh: Cây sả chanh được nhân giống bằng cách trồng từ tép sả tách từ cây mẹ sau 1-2 năm.
- Cây sả java: Rễ cây phát triển khỏe, ăn sâu vào lòng đất 20-25cm.
Phân biệt theo công dụng của cây
- Cây sả chanh: Sả chanh được trồng làm cây gia vị phổ biến trong ẩm thực, dùng làm thảo dược,….Và chiết xuất tinh dầu nguyên chất có giá trị kinh tế cao hơn so với sả Java. Tinh dầu sả chanh Lemongrass có mùi hương chanh tươi mát hòa quyện với hương sả và thành phần là Citral bao gồm geranial và neral.
- Cây sả java: Sả Java được trồng để làm gia vị và chủ yếu để chiết xuất tinh dầu có thành phần là: Citronellal, Citronellol và Geraniol. Tinh dầu sả Java – Citronella có mùi thơm cay, được sử dụng trong xà phòng, chất chống côn trùng (muỗi), thuốc xịt côn trùng,…Và các chất khử trùng trong gia đình. Hàng năm, mỗi ha sả Java có thể chiết xuất được 100 lít tinh dầu nguyên chất.
2 cách dễ dàng nấu nước chanh sả gừng giúp tăng đề kháng
Nước chanh sả gừng
Nguyên liệu nấu nước chanh sả gừng
- Chanh 4 trái (không hạt).
- Sả 10 cây.
- Gừng 1 củ(khoảng 100gr).
- Đường phèn 300 gr.
- Muối 1 ít.
Các bước tiến hành nấu nước chanh sả
Sơ chế nguyên liệu
Sả bỏ phần lá xanh, rửa sạch, đập dập rồi cắt khúc khoảng 2 lóng tay. Gừng rửa sạch, cạo sạch vỏ, đập dập rồi cắt miếng vừa ăn khoảng 1/2 lóng tay. Chanh rửa sạch, cắt lát mỏng ở giữa để trang trí, rồi phần chanh còn lại thì vắt lấy nước cốt.
Nấu nước chanh sả gừng
Bắc nồi lên bếp đổ vào 2 lít nước sạch, mở lửa vừa nấu sôi tiếp theo bạn cho phần sả, gừng, 300gr đường phèn, 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi đun sôi 5 phút rồi tắt bếp. Để nước sả, gừng nguội khoảng 30 phút bạn nhắc nồi xuống, vớt sả gừng ra ngoài và lọc nước sả gừng qua rây cho hết cặn.
Sau khi nước sả gừng nguội hẳn bạn thêm nước cốt chanh vào (điều chỉnh theo sở thích), khuấy đều, thêm đá (nếu thích) vào và thưởng thức ngay hoặc để ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Xem thêm: Củ riềng hay giềng? Đâu là cách gọi đúng của loại củ này
Thành phẩm nước chanh sả gừng
Nước chanh sả gừng thơm thơm, vị chua chua ngọt ngọt uống rất ngon miệng còn tăng sức đề kháng và đẹp da, vào bếp thực hiện nhanh thôi!
Nước chanh sả và hạt chia
Nguyên liệu nấu nước chanh sả và hạt chia
- Chanh 9 trái (loại lớn).
- Hạt chia 15 muỗng cà phê.
- Sả 12 cây.
- Đường trắng 600 gr.
Các bước tiến hành nấu nước chanh sả và hạt chia
Nấu nước siro sả
Sả bạn bỏ phần lá xanh, rửa sạch, cắt thành khúc vừa ăn khoảng 2 lóng tay. Bắc nồi lên bếp cho vào 600gr đường trắng, sả cắt khúc và 750ml nước, đun lửa lớn cho sôi rồi hạ lửa liu riu khoảng 15 phút thì tắt bếp, vừa đun vừa khuấy đều cho tan hết đường.
Siro để nguội dùng pha ngay hoặc bạn có thể cất ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Pha nước chanh hạt chia
Chanh vắt lấy nước cốt. Bạn dùng khoảng 180ml nước cốt chanh để sử dụng cho một phần uống nhé. Hạt chia ngâm vào nước ấm cho nở rồi vớt ra để riêng.
Bạn cho vào bình 180ml nước cốt chanh, 200ml siro sả (gia giảm tùy vào khẩu vị), 250ml nước lọc, 5 thìa cà phê hạt chia ngâm nở, khuấy đều rồi thêm đá hoặc để tủ lạnh cho mát là có thể sử dụng được rồi.
Thành phẩm sả chanh hạt chia
Bạn rót nước chanh sả hạt chia ra ly, trang trí cùng một vài lát chanh và mời mọi người cùng thưởng thức nhé.
Lưu ý khi làm nước chanh sả để sử dụng
- Chanh bạn dùng loại lớn không hạt để được nhiều nước hoặc dùng chanh thường cũng được nhưng tăng lượng chanh lên 10% nhé.
- Tùy vào khẩu vị mà bạn thêm bớt đường, chanh để tăng hoặc giảm vị chua ngọt cho vừa miệng.
- Nước chanh sả dùng uống ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng trong vòng 1 tuần.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được 6 Cách phân biệt cây sả chanh và sả java đơn giản nhé!
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com
Bài viết mới