Rau chân vịt còn được gọi là rau gì? Rau chân vịt còn được gọi là rau Bina hay còn gọi là rau cải bó xôi hoặc bắp xôi, chứa giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho cơ thể, được dùng để làm nước ép hoặc chế biến làm món ăn.
Loại rau này bắt nguồn từ các nước Trung Á và Tây Nam Á, thuộc họ Dền và đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Rau chân vịt thích nơi có khí hậu mát mẻ nên ở Việt Nam được trồng chủ yếu ở các miền núi cao và nhiệt độ trung bình thấp hoặc vụ mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Phạm Vũ Dương Sơn để hiểu hơn về rau chân vịt nhé.
Mục lục bài viết
Những tác dụng của rau chân vịt đối với sức khỏe
Rau chân vịt giúp chữa viêm: Trong rau chân vịt có chứa lượng lớn chất flavonoid, một chất có khả năng chống viêm, chống ung thư. Những người bị viêm khớp hay loãng xương nên dùng rau chân vịt thường xuyên, có thể dùng dưới dạng nước ép.
Rau chân vịt giúp nâng cao thị lực: Giúp sáng mắt hơn, ngăn ngừa các bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng vì rau chứa nhiều carotenoid – chất tốt cho mắt.
Tốt cho bà bầu: Rau chân vịt rất tốt cho những người mang bầu hoặc cho con bú, cung cấp chất sắt và folate cần thiết cho các bà mẹ.
Tốt cho xương và phát triển chiều cao: Do chứa nhiều Vitamin K và các khoáng chất như sắt và canxi giúp xương chắc khỏe, hiệu quả tốt cho việc phát triển chiều cao, nhất là dành cho trẻ nhỏ.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Rau chân vịt chứa nhiều chất xơ, hệ tiêu hóa của bạn sẽ được làm sạch nếu bạn dùng dưới dạng thô, nếu dùng dạng nước ép thì sẽ giảm triệu chứng táo bón.
Điều hòa lượng đường trong máu: Rau sản xuất insulin cho cơ thể. Gián tiếp điều hòa lượng đường trong máu, xử lý loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Xem ngay: Măng chứa bao nhiêu calo?
Các công thức làm món ngon với rau chân vịt
Nước ép rau chân vịt
Khi làm nước ép rau chân vịt bạn có thể kết hợp với một số loại rau hoặc trái cây khác để tăng hương vị như táo, chuối… Trong thời gian đầu, bạn có thể ép ít rau chân vịt với những hoa quả mềm, mọng nước, khi sử dụng quen thì ép với lượng rau nhiều hơn.
Salad rau chân vịt
Bạn trộn rau chân vịt với chanh, giấm hoặc hỗn hợp dầu ô liu, muối, đường và dâu tây có thể thêm thịt bò hoặc thịt gà để món salad. Chắc chắn sẽ ngon và nhiều dinh dưỡng hơn. Món ăn này rất phù hợp cho các bạn đang muốn giảm cân.
Nguyên liệu
- Rau chân vịt: 100 gam
- Dâu tây, dưa leo, hạnh nhân, hành tây
- Thịt gà: 300 gam (Người muốn giảm cân nên dùng ức gà)
- Nước cốt chanh: 2 muỗng canh
- Gia vị nêm
Cách chế biến
Bước 1: Các loại củ quả cắt lát, hành tây thái sợi, rau chân vịt nhặt lá, hạnh nhân giã nhuyễn.
Bước 2: Thịt gà có thể mua loại đã chế biến sẵn trong siêu thị rồi về cắt lát vừa ăn. Hoặc bạn có thể mua thịt sống rồi về nướng hoặc luộc tùy ý.
Bước 3: Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào tô. Thêm 1/2 muỗng cà phê muối + 2 muỗng đường + nước cốt chanh và trộn đều. Bạn có thể điều chỉnh lượng gia vị cho phù hợp với khẩu vị.
Canh giá đỗ nấu cải bó xôi
Đây là món ăn ngon và mát của người Hàn Quốc, nên chắc chắn sẽ mang lại hương vị mới và lạ miệng cho bữa cơm gia đình Việt. Bạn có thể nấu cùng với thịt băm hoặc nghêu để món canh ngọt hơn.
Nguyên liệu
- Cải bó xôi: 400 gam
- Nghêu: 250 gam
- Giá đỗ: 250 gam
- Hành lá, tỏi băm, muối, tiêu
- Tương đậu nành: 1 muỗng cà phê
Cách chế biến
Bước 1: Cải bó xôi rửa sạch để ráo, nghêu ngâm với ớt và làm sạch.
Bước 2: Cho vào nồi 6 chén nước và tương đậu và khuấy đều, rồi đun sôi. Cho nghêu, giá đỗ và tỏi băm vào đun thêm 3 – 5 phút để nghêu mở miệng.
Bước 3: Cuối cùng, cho cải bó xôi và hành lá cắt khúc vào, đun thêm 1 – 2 phút rồi nêm muối và tiêu cho vừa ăn.
Có thể bạn cần: Măng tây có chất gì?
Luộc/ Xào rau chân vịt
Cách đơn giản nhất để chế biến rau chân vịt là luộc, bạn luộc rau trong nước sôi tầm 2 – 3 phút rồi vớt ra. Khi ăn chấm với nước tương hoặc nước mắm tùy thích.
Ngoài ra, bạn có thể xào rau chân vịt với tỏi hoặc với thịt, tôm để món ăn có nhiều chất dinh dưỡng và đậm vị hơn.
Rau chân vịt ăn sống được không?
Rau chân vịt là một thực phẩm chứa nhiều chất khoáng, sắt và magie, vì thể cần phải nấu chín mới có thể hấp thụ dễ dàng hơn.
Lượng axit oxalic trong rau chân vịt sống kết hợp với lượng canxi trong đường ruột sẽ tạo thành oxalat canxi. Chất này sẽ làm cản trở việc hấp thụ canxi trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cho cơ thể thiếu hụt canxi 1 cách trầm trọng.
Vì vậy, mọi người nên lưu ý không nên ăn rau chân vịt sống. Chỉ nên sử dụng rau chân vịt nấu chín. Có như thế hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong rau. Có lợi cho sức khỏe.
Tác dụng của rau chân vịt đối với sức khỏe?
Lượng coenzyme Q10 dồi dào trong rau chân vịt giúp kích hoạt các tế bào và cung cấp dinh dưỡng cho tế bào, cơ tim. Còn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.
Ăn rau chân vịt giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Và duy trì sự ổn định của đường huyết.
Rễ của rau chứa nhiều vitamin K, vậy ăn rau chân vịt có tác dụng làm giảm. Ngăn ngừa loãng xương. Rất tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ.
Rau chân vịt có nhiều chất xơ có thể làm sạch hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng táo bón.
Trong rau chân vịt có chứa lượng lớn flavonoid. Một chất có khả năng chống viêm, chống ung thư. Vì thế, những người bị viêm khớp hoặc loãng xương thì nên dùng rau chân vịt thường xuyên.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Rau chân vịt còn được gọi là rau gì? và nhiều kiến thức khác nhé
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com
Bài viết mới