Hoa đậu biếc có độc không? Theo như các chuyên gia dinh dưỡng thì hoa đậu biếc có chứa 1 lượng nhỏ chất độc bên trong, thường có trong thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc trị rắn cắn, công trùng cắn,…Chính vì thế khi ăn quá liều lượng cho phép sẽ gây buồn nôn.

Để hiểu rõ hơn về hoa đậu biếc có độc không? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Hoa đậu biếc là gì?

Hoa đậu biếc có nguồn gốc từ Thái Lan, sau đó theo chân du khách lan sang Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và một số nước vùng Đông Nam Á. Hoa đậu biếc còn được gọi là đậu hoa tím, bông biếc, là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm.

Thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa. Hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, nhưng phổ biến nhất là màu xanh tím.

Hoa đậu biếc là gì?
Hoa đậu biếc là gì?

Trong những công trình nghiên cứu khoa học. Người ta đã phân tích được từ hoa đậu biếc nhiều hợp chất hóa học hữu cơ. Đáng chú ý là 2 hoạt chất: anthocyanin (một loại flavonoid) tạo nên màu xanh rực rỡ của hoa và cliotide.

Xem ngay: Măng tươi nấu gì ngon? Những lưu ý khi ăn măng tươi

Hoa đậu biếc có độc không?

Theo như các chuyên gia khi dùng hoa đậu biếc để pha trà. Làm đẹp nên lưu ý vì cây đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất độc đó là: hạt và rễ. Chuyên gia cho hay, rễ đậu biếc có vị chát, đắng, có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, côn trùng cắn… do đó có thể gây buồn nôn nếu ăn phải.

Còn hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gây ngộ độc khi nhai nuốt phải, biểu hiện là nôn mửa, tiêu chảy nặng. Trong thực tế đã ghi nhận một số ca ngộ độc do ăn phải hạt đậu biếc. Chủ yếu là trẻ em. Chuyên gia khuyên nhà có trẻ nhỏ phải cẩn thận nhắc nhở trẻ không chơi. Không ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc.

Hoa đậu biếc có độc không?
Hoa đậu biếc có độc không?

Dù rễ và hạt cây đậu biếc có chứa độc nhưng tại một số quốc gia. Rễ và hạt cây đậu biếc được dùng làm thuốc khi dùng đúng liều lượng sẽ có tác dụng giải nhiệt. Tuy nhiên, các gia đình tuyệt đối không được tự ý dùng kẻo hại nhiều hơn lợi.

Công dụng của hoa đậu biếc

Làm đẹp: đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa, chống béo phì

Hoạt chất trong hoa đậu biếc cải thiện sức khỏe tế bào. Chúng cũng làm máu lưu thông tốt đến mọi ngóc ngách cơ thể giúp nuôi dưỡng tốt da lông. Làm chậm sự lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen bóng mượt.

Hơn nữa, anthocyanin có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong nội tạng nên giữ vóc dáng được thon thả, tránh béo phì. Nên không lạ gì việc các thiếu nữ ở Thái Lan truyền tụng cách làm đẹp bằng cách uống trà hoa đậu biếc thường xuyên.

Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư

Khả năng chống oxy hóa cao nên giảm tối đa sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, hoạt chất trong hoa đậu biếc có công năng ổn định di thể trong nhân tế bào, bảo vệ màng tế bào.

Tăng cường khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu. Và thực bào nên hạn chế được sự phát triển tế bào ung thư. Hay bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.

Công dụng của hoa đậu biếc
Công dụng của hoa đậu biếc

Mặt khác, trong phòng thí nghiệm, chất cliotide của hoa đậu biếc đã thể hiện khả năng ức chế tế bào ung thư một cách đầy ấn tượng.

Tăng cường miễn dịch

Màu xanh của hoa có hoạt chất anthocyanin giúp bảo vệ DNA. Và lipid peroxidation khỏi tổn thương và tăng sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.

Tính kháng khuẩn

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy cliotide trong hoa đậu biếc có khả năng kháng khuẩn in vitro chống lại E. coli, K. pneumoniae , và P. aeruginosa.

Tốt cho tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa đậu biếc cải thiện đáng kể nguy cơ tử vong do động mạch vành vì giúp bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu. Giảm thuyên tắc máu ngăn ngừa huyết khối não và giảm huyết áp.

Hữu ích cho bệnh tiểu đường

Hoa đậu biếc cũng có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hữu ích cho bệnh tiểu đường
Hữu ích cho bệnh tiểu đường

Cải thiện thị lực

Việc tăng cường máu đến các cơ quan cũng giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được cải thiện, làm mắt được bảo vệ tốt, thị lực tăng lên. Mắt được bảo vệ tránh những tổn thương do các gốc tự do nên làm chậm sự tiến triển của đục thủy tinh thể. Giúp điều trị những tổn thương của võng mạc.

Xem thêm: Quả sung phơi khô có tác dụng gì? Cách làm quả sung phơi khô

An thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm

Theo các tài liệu cổ, hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm là do màu xanh của hoa. Đây là lý luận của Ayurveda Ấn Độ và Trung Y.

Tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng

Trong món ăn, thức uống làm từ hoa đậu biếc đã có những hoạt chất có ích nên hiển nhiên cơ thể được tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi. Lúc uống trà hoa đậu biếc, khách lại có cảm giác khoan khoái, thư giãn khi ngắm nhìn màu xanh biếc, hoặc tím ngắt, hay hồng hồng của trà sau những lúc làm việc căng thẳng.

Tác hại khi sử dụng hoa đậu biếc

Pha trà hoa đậu biếc bằng nước quá nóng

Nhiều người nghĩ trà đậu biếc càng được pha nóng thì càng thơm ngon. Nhưng sự thật là nước quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị của trà và chất lượng của đậu biếc. Hơn nữa nước nóng còn ảnh hưởng đến thực quản, hệ tiêu hóa và răng lợi.

Tác hại khi sử dụng hoa đậu biếc
Tác hại khi sử dụng hoa đậu biếc

Nhiệt độ thích hợp để pha trà là khoảng 75 độ C. Tức là nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút.

Sử dụng quá nhiều hoa đậu biếc trong ngày

Trà đậu biếc không nên sử dụng nhiều vì chúng có chứa caffeine. Có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, khó tiêu, tăng nhịp tim, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 tách trà hoa đậu biếc được pha vừa phải.

Sử dụng hoa đậu biếc cho bà bầu, trẻ nhỏ

Bà bầu và trẻ sơ sinh là đối tượng được khuyến cáo không nên dùng hoa đậu biếc. Trong hạt của hoa đậu biếc có chứa anthocyanin – một hợp chất có khả năng làm tử cung co bóp dữ dội. Chính vì thế, phụ nữ đang trong thai kỳ không nên sử dụng quá nhiều kẻo ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ. Và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu. Chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại hoa này kẻo sinh tác dụng phụ.

Lạm dụng, tin mù quáng vào trà đậu biếc khiến bệnh trở nặng 

Trên mạng xã hội tràn lan thông tin trà hoa đậu biếc có tác dụng tiêu trừ triệt để ung thư, tim mạch, tiểu đường…Điều này khiến không ít người tin tưởng mù quáng vào chúng. Nên từ chối được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Từ đó, bệnh thêm nặng, cơ thể dễ suy kiệt do không được điều trị bệnh trong thời điểm vàng.

Những người đang chuẩn bị làm phẫu thuật. Hoặc dùng thuốc chống đông máu phải hạn chế dùng hoa đậu biếc. Bên cạnh đó, những ai có tiền sử huyết áp thấp. Và đường huyết thấp cũng không nên dùng nhiều. Đậu biếc có các thành phần làm hạ huyết áp. Hoặc giảm đường huyết. Gây nên tình trạng choáng và chóng mặt, buồn nôn.

Cách sử dụng hoa đậu biếc bảo vệ sức khoẻ

Liều lượng phù hợp

Do đậu biếc có chứa anthocyanin vì thế không nên lạm dụng. Mỗi người khỏe mạnh chỉ nên uống khoảng 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô).

Cách sử dụng hoa đậu biếc bảo vệ sức khoẻ
Cách sử dụng hoa đậu biếc bảo vệ sức khoẻ

Đối tượng không nên dùng

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Minh (chuyên khoa ngoại thần kinh ung bướu) khuyến cáo: Do hoa đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên cần hạn chế dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, đang dùng thuốc chống đông máu.

Những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền mạn tính việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin cũng cần phải thận trọng. Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu. Chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này khi có lẫn hạt.

Giới chuyên gia Đông y nhấn mạnh chỉ nên xem trà hoa đậu biếc. Như là một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe chứ không nên coi là thuốc, có tác dụng chữa bệnh. Không nên vì chủ quan, lạm dụng hoa đậu biếc mà để bệnh tình thêm nặng đến mức không thể cứu chữa.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Hoa đậu biếc có độc không? nhé!

Sản phẩm tham khảo

Phạm Vũ Dương Sơn
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 25 Đường Số 7, Tam Bình, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *