Vỏ tôm có canxi không? Vỏ tôm hoàn toàn không chứa canxi như mọi người thường hay nghĩ. Thành phần chính của vỏ tôm chính là kitin. Đây là một trong những dạng polymer tạo nên vỏ cho hầu hết các loài giáp xác.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn vỏ tôm có canxi không? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Tôm là gì?

Tôm là từ chỉ phần lớn các loài động vật giáp xác trong bộ giáp xác mười chân, ngoại trừ phân thứ bộ Cua bao gồm các loài cua, cáy và có thể là một phần của cận bộ Anomura bao gồm các loài tôm ở nhờ (ốc mượn hồn).

Hoạt hình mô tả cách bơi ngược mà nhiều loài tôm có thể sử dụng trong một số trường hợp thoát hiểm.

Tôm là gì?
Tôm là gì?

Chúng đa phần là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm các loài sống ở nước biển, như tôm hùm càng, và các loài sống ở vùng nước ngọt, như tôm đồng, và nước lợ, như tôm càng xanh. Di chuyển trong nước, chúng có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm – một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm.

Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con người, trong đó có nhiều loại là thủy hải sản có giá trị thương mại rất cao.

Thành phần dinh dưỡng của tôm

Nhìn chung, tôm có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng. Loại hải sản này chủ yếu được tạo thành từ protein và nước. Trung bình, dinh dưỡng 100g tôm nấu chín có:

  • Năng lượng: 99 calo
  • Chất béo: 0,3 gram
  • Carbs: 0,2 gram
  • Cholesterol: 189 miligam
  • Natri: 111 miligam
  • Protein: 24 gram

Vỏ tôm có canxi không?

Vỏ tôm hoàn toàn không chứa canxi như mọi người thường hay nghĩ. Thành phần chính của vỏ tôm chính là kitin. Đây là một trong những dạng polymer tạo nên vỏ cho hầu hết các loài giáp xác. Canxi chủ yêu trong tôm là phần thịt tôm, chân và cuối cùng là càng.

Vỏ tôm có canxi không?
Vỏ tôm có canxi không?

Chính vì vậy, người dùng không cần cố gắng tiêu thụ vỏ tôm với hy vọng bổ sung canxi. Ngoài ra, ở trẻ em, việc bắt ép trẻ ăn vỏ tôm có thể dẫn đến biếng ăn, do vỏ tôm cứng, khó nhai và có thể gây tổn thương các mô mềm bên trong khoang miệng.

Tác dụng của tôm

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tôm chứa nhiều protein, ít chất béo và giàu cholesterol. 100 g tôm tươi có khả năng bổ sung 152 mg cholesterol, tương đương 51% lượng cholesterol các chuyên gia khuyến cáo tiêu thụ trong ngày.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra, một chế độ ăn chứa nhiều tôm không gây rối loạn khả năng cân bằng cholesterol trong máu. Không những thế, loại hải sản này còn tăng cường nồng độ cholesterol tốt HDL trong khi chỉ cung cấp một lượng vừa phải cholesterol xấu LDL.

Tác dụng của tôm
Tác dụng của tôm

Nhờ khả năng tuyệt vời này, bạn có thể tiêu thụ tôm theo một mức quy định mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch hay hệ thống tuần hoàn. Vì vậy, Julie Upton, chuyên gia dinh dưỡng kiêm người sáng lập tổ chức Appetite for Health cho biết, nếu giới hạn hấp thụ cholesterol xuống dưới 200 mg/ngày, tôm có thể nằm trong danh sách thực phẩm an toàn cho tim.

Xem ngay: Lá lốt có tác dụng gì? Lá lốt chữa đau thần kinh tọa không?

Ngăn ngừa bệnh về xương

Estrogen có khả năng bảo vệ sức khỏe xương ở phụ nữ. Do đó, nồng độ chất này giảm mạnh vào thời kỳ tiền mãn kinh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mật độ xương. Để ngăn ngừa chứng loãng xương. Những phụ nữ trên 50 tuổi cần bổ sung nhiều canxi và vitamin D.

Amy Gorin, chuyên gia dinh dưỡng kiêm người đứng đầu Hiệp hội Amy Gorin Nutrition ở Thành phố New York cho biết, tiêu thụ những loại thực phẩm như rau dền, sữa và hải sản có thể ngăn ngừa các bệnh về xương khớp. Tôm là nguồn cung cấp nhiều canxi nhất trong số các sinh vật biển. Một con tôm tươi chứa khoảng 52 mg canxi, 37 mg magie và 152 IU vitamin D.

Tất cả hợp chất quan trọng này góp phần duy trì sức khỏe xương và giúp ngăn ngừa vấn đề sức khỏe như loãng xương, viêm xương khớp.

Bảo vệ mắt

Những loại thực phẩm giàu carontenoid như lutein, meso-Zeaxanthin, β-carotene, vitamins C, vitamin E và axit béo omega đều có khả năng bảo vệ sức khỏe mắt. Các hợp chất này sở hữu đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, duy trì sức khỏe dây thần kinh và bảo vệ mạch máu.

100 g tôm tươi chứa 540 mg axit béo omega-3, 54 mcg retinol, 1,1 mg vitamin E và 2 mg vitamin C nên đây là loại thực phẩm lý tưởng giúp bảo vệ sức khỏe mắt.

Bảo vệ mắt
Bảo vệ mắt

Các hợp chất khác, trong đó có axit béo omega-3. Cũng góp phần tăng cường hoạt động của màng tế bào nhận kích thích ánh sáng trong mắt và các màng bao quanh protein. Do đó, khi áp dụng chế độ dinh dưỡng nhiều tôm, bạn có thể tránh khỏi các bệnh về mắt liên quan đến tuổi già, thoái hóa điểm vàng.

Kiểm soát bệnh tiểu đường và bệnh thận

Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột thí nghiệm đã chỉ ra. Các sản phẩm làm từ tôm tăng cường hoạt động của enzim chống oxy hóa và giảm đáng kể mức malondialdehyde thận ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường. Trong quá trình phân tích, theo các chuyên gia, astaxanthin trong tôm đóng vai trò quan trọng giảm mức độ tác động của tình trạng mất cân bằng oxy hóa.

Tiêu thụ tôm cũng có thể ngăn ngừa các rối loạn về thận do bệnh tiểu đường gây nên.

Giàu hợp chất chống ung thư

Lipid trong tôm giàu chất carotenoid và axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Một số nghiên cứu đã chứng minh loại hải sản này có tính chống ung thư nhờ sở hữu một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược mạnh mẽ.

Tôm cũng có khả năng bổ sung nhiều hợp chất chống ung thư như meso-Zeaxanthin, β-carotene, lycopene, fucoxanthin, astaxanthin, capsanthin, canthaxanthin, crocetin và phytoene. Lutein, lycopene và vitamin E trong tôm giúp chống oxy hóa hiệu quả và có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipid.

Giàu hợp chất chống ung thư
Giàu hợp chất chống ung thư

Theo Karen Ansel, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Healing Superfoods for Anti-Aging: Stay Younger, Live Longer, các astaxanthin ở loại sinh vật biển này giúp ngăn ngừa hiện tượng di căn và hạn chế suy nhược cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời của những hợp chất này trong quá trình chống ung thư máu, ung thư vú, tuyến tiền liệt, gan và đại tràng. Ngoài ra, các chất oxy hóa trong tôm còn giúp ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid, tích tụ mô mỡ. Từ đó hỗ trợ người mắc bệnh béo phì duy trì cân nặng ổn định.

Xem thêm: Hoa đậu biếc có tác dụng gì? Tác dụng không ngờ hoa đậu biếc

Bảo vệ sức khỏe gan

Astaxanthin hiệu quả hơn gấp 100 lần so với vitamin E trong việc ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid và làm giảm tích tụ mỡ trong gan. Trong một thí nghiệm trên động vật tại Đại học Pennsylvania’s Perelman, các chuyên gia nhận thấy. Astaxanthin có khả năng điều chỉnh các gen liên quan đến quá trình sản sinh lipogen và lipid. Mà không ảnh hưởng tới các gen liên quan đến quá trình oxy hóa axit béo trong gan.

Tôm kỵ với gì?

Các thực phẩm giàu vitamin C

Người ta phát hiện trong thịt tôm có chứa asen. Đặc tính chất này không gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu gặp phải vitamin C thì asen sẽ phản ứng và chuyển hóa thành asen hóa trị 3. Chính hợp chất này khiến cho sức khỏe gặp phải một số vấn đề, thậm chí có thể gây tử vong.

Tôm kỵ với gì?
Tôm kỵ với gì?

Vì thế, khi ăn tôm, bạn nên tránh việc dùng chung các loại thực phẩm giàu vitamin C cũng như giãn cách thời gian sử dụng 2 loại thực phẩm này. Để tránh gây hại cho sức khỏe, bạn nhé!

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Thịt tôm chứa lượng lớn protein, trong khi vỏ tôm thì chứa nhiều canxi. Mặc khác, đậu nành cũng như các sản phẩm làm từ đậu nành đều thuộc nhóm thực phẩm giàu protein và canxi.

Do đó, nếu bạn tiêu thụ cùng một lúc hai loại thực phẩm này thì dễ xảy ra chứng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, béo bụng và một số vấn đề sức khỏe khác.

Đồ uống có cồn

Nhiều người có thói quen uống rượu. Bia và ăn kèm với các món ăn làm từ tôm. Sự kết hợp này vô tình tạo ra axit uric trong cơ thể. Nếu hàm lượng axit này tăng cao thì sẽ khiến cho cơ thể dễ bị bệnh gút.

Bởi vì chất purin trong thịt tôm khi vào cơ thể sẽ hình thành axit uric. Trong khi các loại đồ uống có cồn như rượu bia thì khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit lactic – axit này có khả năng ức chế sự bài tiết axit uric ở thận.

Nói một cách khác, sự hiện diện của axit lactic sẽ dẫn đến việc tích tụ nhiều axit uric trong cơ thể, gây ra bệnh gút thường gặp.

Trái cây giàu axit tannic

Các loại trái cây giàu axit tannic là quả nho, quả hồng,…và quả ổi, cần được hạn chế sau khi ăn tôm. Vì lượng canxi trong tôm có xu hướng kết hợp với axit tannic để tạo ra một hợp chất không hòa tan – đây là nguyên nhân khiến cho dạ dày của bạn cảm thấy khó chịu, xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng và buồn nôn.

Trái cây giàu axit tannic
Trái cây giàu axit tannic

Do đó, hãy tráng miệng các loại trái cây giàu axit tannic ít nhất sau hoặc trước khi ăn tôm khoảng 2 tiếng. Sẽ giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Nước trà

Nhiều người có thói quen uống trà sau khi ăn, gồm cả việc ăn tôm. Đây là thói quen cần nên tránh vì hàm lượng axit tannic trong trà sẽ kết hợp với canxi trong tôm để tạo thành một hợp chất canxi. Loại không có khả năng hòa tan, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bí ngô/bí đỏ

Bổ sung tôm vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể và nhiều lợi ích khác nhờ hàm lượng protein và các nguyên tố vi lượng đáng kể.

Thế nhưng, bạn nên hạn chế việc sử dụng tôm với bí đỏ. Vì có thể gây ra chứng viêm dạ dày ruột cấp tính ở một số người nhạy cảm.

Bầu

Phần lớn chúng ta có thói quen dùng tôm nấu với bầu. Nhưng theo y học Đông y thì sự kết hợp giữa hai loại thực phẩm này sẽ khiến cho cơ thể dễ bị đờm, nhất là những ai đang bị ho.

Vì tôm có tính nóng và bầu thuộc thực phẩm có tình hàn. Nên việc sử dụng cùng một lúc hai thực phẩm này sẽ làm tăng độ ẩm trong cơ thể. Tạo điều kiện hình thành đờm trong cổ họng.

Thịt lợn và thịt gà

Theo Đông y, tôm và nhóm thịt lợn, thịt gà đều thuộc thực phẩm có công dụng làm ấm, bồi bổ cho sức khỏe.

Thịt lợn và thịt gà
Thịt lợn và thịt gà

Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng hoặc thường xuyên sử dụng cả 3 thực phẩm này một lúc. Thì sẽ dễ khiến cho cơ thể gặp phải một số vấn đề bất lợi. Như giảm chức năng của thận và gan.

Những người nên kiêng ăn tôm

Người bị đau mắt đỏ

Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

Người có hàm lượng cholesterol cao

Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng cholesterol cao. Máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

Người đang bị ho

Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Bởi, hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm. Khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Người đang bị ho
Người đang bị ho

Người đang bị hen suyễn

Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất. Không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

Người đang có triệu chứng viêm

Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp

Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt. Điều này có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

Người bị dị ứng hải sản

Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm. Đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.

Người yếu bụng

Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày. Đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.

Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức. Chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn bạn có thể tự trả lời cho mình câu hỏi Vỏ tôm có canxi không?  nhé!

Phạm Vũ Dương Sơn
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 25 Đường Số 7, Tam Bình, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *