Tỏi và thuốc chống đông có liên quan mật thiết gì với nhau? Khi sử dụng tỏi và thuốc warfarin có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân. Đây là một tương tác cần đặc biệt chú ý khi điều trị bệnh. Chính vì thế, hôm nay Phạm Vũ Dương Sơn sẽ chỉ cho bạn tỏi và thuốc chống đông có liên quan đến với nhau như thế nào? Mức độ nguy hiểm của chúng ra sao nhé.

Tỏi và thuốc chống đông Warfarin

Tỏi là một gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Không chỉ giúp các món ăn thêm hấp dẫn, thơm ngon, tỏi còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, vitamin B, magie, kali, canxi, phospho, mangan,… Cùng với đó, tỏi chứa hợp chất hữu có sulfur, glycoside, germanium, selen và hoạt chất có tính kháng sinh Allicin được chứng minh là có hiệu quả trong phòng ngừa cảm cúm, chậm quá trình loãng xương, tăng cường nội tiết tố estrogen, ức chế tích tụ tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành mỡ máu,…

Tỏi và thuốc chống đông Warfarin
Tỏi và thuốc chống đông Warfarin

Trong khi đó, thuốc Warfarin là thuốc chống đông máu thuộc nhóm chống đông máu coumarin, thuốc dễ tan trong nước, có thể dùng đường uống hoặc tiêm bắp. Cơ chế tác dụng của Warfarin là ngăn cản tổng hợp một số yếu tố đông máu ở gan. Warfarin được chỉ định để ngăn ngừa và điều trị huyết khối trong động mạch và tĩnh mạch, cơn nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi, đột quỵ,…

Xem ngay: Ăn tỏi có tốt cho thận không?

Tương tác giữa tỏi và thuốc chống đông Warfarin

Một số nghiên cứu đã chứng minh tỏi có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu, chất ức chế tiểu cầu và thuốc tiêu huyết khối. Khi dùng chung tỏi với các thuốc kháng đông máu như thuốc Warfarin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở người bệnh. Hoạt tính chống kết tập tiểu cầu gây nguy cơ chảy máu được tìm thấy trong tỏi tươi, dầu tỏi và các sản phẩm khác từ tỏi.

Đã có nhiều báo cáo về các biến chứng chảy máu khi thực hiện chế độ ăn kiêng sử dụng nhiều tỏi. Bên cạnh đó, các báo cáo cho thấy sự tương tác giữa tỏi và thuốc chống đông Warfarin dẫn đến tăng INR (International Normalized Ratio- xét nghiệm biểu thị thời gian đông máu của bệnh nhân).

Tương tác giữa tỏi và thuốc chống đông Warfarin
Tương tác giữa tỏi và thuốc chống đông Warfarin

Vì thế, khi sử dụng tỏi và thuốc kháng đông Warfarin, người bệnh hãy tìm kiếm ngay sự chăm sóc ý tế nếu có các triệu chứng chảy máu, bầm tím bất thường hoặc có các triệu chứng khác của chảy máu như chóng mặt, phân màu đỏ hoặc đen, ho hoặc nôn ra máu tươi, đau đầu dữ dội, chảy máu kéo dài do vết cắt, lượng kinh nguyệt tăng lên, chảy máu âm đạo, chảy máu cam, chảy máu lợi,…

Làm gì để ngăn ngừa tương tác giữa tỏi và thuốc kháng đông Warfarin?

Để ngăn ngừa nguy cơ tương tác thuốc có thể xảy ra, trước khi sử dụng thuốc Warfarin, người bệnh cần báo cho bác sĩ tất cả các thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc có nguồn gốc thảo dược, thói quen ăn uống,… Nói chung, người bệnh nên tránh sử dụng nhiều tỏi và các sản phẩm từ tỏi trong thời gian sử dụng các thuốc kháng đông máu như Warfarin.

Ở những bệnh nhân đã dùng nhiều tỏi trước khi điều trị bằng thuốc chống đông, thuốc kháng tiểu cầu hoặc thuốc làm tan huyết khối nên theo dõi kỹ bệnh nhân để phát hiện sớm các tương tác thuốc có thể xảy ra.

Làm gì để ngăn ngừa tương tác giữa tỏi và thuốc kháng đông Warfarin?
Làm gì để ngăn ngừa tương tác giữa tỏi và thuốc kháng đông Warfarin?

Trong quá trình điều trị điều trị bằng thuốc Warfarin, người bệnh cần khám bác sĩ theo đúng lịch. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm để đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các biến chứng huyết học.

Xem thêm: Uống tỏi ngâm mật ong trước khi đi ngủ

Tỏi kỵ gì?

Tỏi kỵ thịt gà

  • Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam), vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.
Tỏi kỵ thịt gà
Tỏi kỵ thịt gà

Tỏi kỵ cá trắm

  • Cá trắm cũng là một trong những thực phẩm kỵ với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến. Bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Vì cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi (tính nóng) vào dễ gây chướng bụng và khó tiêu.
Tỏi kỵ cá trắm
Tỏi kỵ cá trắm

Tỏi kỵ cá diếc

  • Đây là món ăn rất hấp dẫn khi kho mặn, chiên giòn, nấu canh chua,… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Tỏi kỵ cá diếc
Tỏi kỵ cá diếc

Tỏi kỵ trứng

  • Theo Đông y, ăn trứng cùng với tỏi có thể gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Khi tỏi được chiên quá cháy sém cũng sẽ không tốt.

Ăn tỏi mọc mầm có sao không?

Tỏi mọc mầm ăn được không?

Trong các loại rau, củ sử dụng làm thực phẩm, gần như chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Còn tỏi – loại gia vị được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày đã được khoa học chứng minh là không gây độc tố.

Tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi bình thường: giàu chất chống oxy hóa. Giúp chống lại tổn thương do gốc tự do. Hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định. Làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch máu, bảo vệ tim hiệu quả.

Tỏi mọc mầm ăn được không?
Tỏi mọc mầm ăn được không?

Tỏi mọc mầm là dấu hiệu chứng tỏ nó đang bị già đi chứ không hỏng. Người dùng vẫn có thể dùng tỏi mọc mầm để nấu ăn. Chỉ loại bỏ tỏi nếu có những đốm đen trên củ tỏi vì đó là dấu hiệu cho thấy tỏi bị hỏng. Có thể cắt, loại bỏ phần xanh của tỏi mọc mầm khi nấu vì phần này có mùi khá mạnh.

Có thể bạn cần: Măng chứa bao nhiêu calo?

Lợi ích khi ăn tỏi mọc mầm

Chống ung thư

Tỏi mọc mầm là vị thuốc tự nhiên với công dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả. Cụ thể, quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical – một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể. Không chỉ vậy, tỏi còn sản xuất ra một lượng lớn các chất chống gốc tự do. Góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn.

Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ

Một nghiên cứu đã khẳng định những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày. Chúng có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim mạch cao hơn tỏi tươi. Tỏi mọc mầm đẩy mạnh hoạt động của enzyme. Ngăn chặn các hoạt động dẫn tới sự hình thành mảng bám – tác nhân gây tắc nghẽn tim. Nhờ vậy, ăn tỏi mọc mầm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

Ngoài ra, tỏi mọc mầm còn cung cấp lượng lớn chất ajoene – chất ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Ngoài ra, chất nitrit trong tỏi cũng có tác dụng làm giãn nở động mạch. Cả hai chất này hoạt động song song sẽ giúp chống lại sự hình thành các cơn đột quỵ.

Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ

Tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi mọc mầm là một phương thuốc hữu hiệu đối với người hay bị cảm lạnh, ho hoặc nhiễm trùng. Mầm tỏi, đặc biệt là loại đã mọc mầm 5 ngày. Chúng sẽ cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Giúp tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng tế bào. Các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, việc ăn tỏi mọc mầm giúp phòng ngừa cảm lạnh. Và loại bỏ các triệu chứng ngộ độc thức ăn như tiêu chảy, đau bụng,…

Chống lão hóa

Chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa lão hóa sớm. Bằng các loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa có trong tỏi mọc mầm giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn. Đồng thời giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, ăn tỏi mọc mầm giúp làm chậm quá trình lão hóa hữu hiệu.

Tuy nhiên, trong các bữa ăn hằng ngày. Tỏi chỉ là gia vị chứ không phải nguồn chất chống oxy hóa đáng kể nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, tốt nhất các gia đình không nên cố tình để tỏi mọc mầm mới ăn.

Mong rằng qua bài viết ở trên của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã có thể tự trả lời cho mình được tỏi và thuốc chống đông có liên quan mật thiết gì với nhau nhé!

Phạm Vũ Dương Sơn
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 25 Đường Số 7, Tam Bình, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *