Quả roi hay quả doi? Chắc hẳn nhiều người sẽ tự hỏi “quả roi” hay “quả doi” sẽ là loại quả thường giống như một cái chuông, vỏ quả có nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh lá nhạt, màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm cho đến đỏ đậm. Để rõ hơn câu trả lời quả roi hay quả doi? Mời bạn cùng tìm hiểu bài dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!
Mục lục bài viết
Quả roi hay quả doi?
Quả roi hay còn gọi là quả mận miền Nam, là một loại trái cây thuộc chi Trâm, họ Myrtaceae. Quả roi có vẻ ngoài nhìn giống như một cái chuông, vỏ quả có nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh lá nhạt, màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm cho đến đỏ đậm. Thịt quả có vị ngọt, mát và rất mọng nước.
Vậy chắc chắn câu trả lời đúng sẽ là “Quả roi” nhé!
Các cặp từ thường gặp hay sai nhất
Chấp bút hay chắp bút
“Chắp” là động từ có thể hiểu là ghép lại, nối lại. Chắp thường được dùng như chắp bút, mắt lên chắp…
“Chấp” cũng là động từ này nếu được hiểu theo nghĩa thường là nhận lấy cái bút, cầm lấy bút để làm việc. Còn nếu hoa mỹ hơn thì chấp bút là khởi thảo, thực hiện một văn bản, công trình nào đó theo bản đề cương có sẵn, hoặc theo ý kiến, sự chỉ đạo của cá nhân hoặc tập thể nào đó
Vậy nên, khi dùng từ này chúng ta nên dùng từ “chấp bút” nó sẽ khiến lời văn của bạn trở nên đẹp hơn.
Xem ngay: Củ sả hay củ xả
Cách chức hay cắt chức
Thoạt nghe ta dễ hiểu nhầm rằng “nhận chức” và “cắt chức” mới đúng: “nhận chức” là “nhận lấy chức vụ”, “cắt chức” là “cắt bỏ chức vụ”.
Thực tế không phải vậy. Từ đúng phải là “nhậm chức” và “cách chức”. “Nhậm chức” có Hán tự là 任職, trong đó chữ 任 còn có cách đọc khác là “nhiệm”, như trong “chủ nhiệm”, “đương nhiệm”, có nghĩa là “gánh vác”, “đảm nhận”. Như vậy “nhậm chức” nghĩa là “đảm đương công việc”, hoàn toàn hợp lý.
Còn “cách chức” có Hán tự là 革職, trong đó chữ cách (革) cũng chính là “cách” trong “cách mạng”, “cải cách”, vốn có hai nghĩa: 1. Thay đổi, 2. Bỏ đi. Vậy khi dùng như trong “cách mạng”, nó có nghĩa là “thay đổi”; còn trong “cách chức”, nó có nghĩa là ,“bỏ đi”. “Cách chức” nghĩa là “bỏ đi chức vụ”, cũng rất phù hợp.
Tóm lại, “nhậm chức” với “cách chức” mới đúng. Do sự lệch lạc về âm ngữ mà đôi khi bị hiểu sai thành “nhận chức” hay “cắt chức”. Đây là một hiện tượng khá nguy hiểm, dễ làm tiếng Việt bị nghèo đi, như cách người ta dùng “nghe phong phanh” vậy. Cần chú ý để không dùng sai và làm lệch lạc ngôn ngữ nước nhà.
Sáp nhập hay sát nhập
Nếu ai đó hỏi bạn từ “sát nhập” hay “sáp nhập” mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ “sát nhập” và “sáp nhập” này bắt nguồn từ “sáp nhập” – một từ ngoại lai. Trong đó, “Sáp” có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn “Nhập” nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.
Do vậy, “sáp nhập” là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ “sát nhập”, từ “sát” là từ biến âm, biến thể dân gian của từ “sáp” mà ra. Từ “sát” trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ “sáp”.
Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ “sáp nhập” và “sát nhập” y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ “sáp nhập” và “sát nhập” với nghĩa tương tự nhau.
Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ – trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.
Từ “sát” – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn “sáp” nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ “sáp” không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi.
Chỉn chu hay chỉnh chu
Đây đều là hai tính từ. Tuy nhiên, nếu phân tích cho có nghĩa thì “chỉn chu” được hiểu là thận trọng, chu đáo. Từ này thường được dùng để nói về việc bạn mặc quần áo chỉn chu, hay tính toán chỉn chu, tác phong chỉn chu,…
Riêng “chỉnh chu” lại là từ sai có thể do nhầm lẫn với chỉnh trong hoàn chỉnh.
Tranh giành hay tranh dành
Dành và giành đều là động từ và đều có nghĩa nên không thể phân biệt một cách rạch ròi rằng “giành” hay “dành” là đúng. Để sử dụng đúng chính tả, chúng ta cần phải dựa vào ngữ cảnh.
“Dành”: Là động từ mang ý nghĩa sở hữu cất đi, cất giữ hoặc giữ lại một thứ gì đó cho một ai đó.
Ví dụ: Để dành, dành tình cảm, dành dụm, dỗ dành, dành cho, dành tiền, dành phần, dành riêng…
“Giành” là động từ chỉ hành động đạt được một thứ gì đó vốn thuộc sở hữu của người khác hoặc chấm dứt sự sở hữu của người khác. “Giành” thường được sử dụng trong trường hợp cố gắng đoạt lấy một thứ gì đó, với ý nghĩa lấy về.
Ví dụ: Giành giải nhất, giành giật, tranh giành, giành nhau, giành quyền, giành ăn, giành lấy tự do, giành thắng lợi…
Tóm lại
Dành: Để lại 1 thứ gì đó cho mình hoặc cho ai đó.
Giành: Đoạt lấy 1 thứ gì đó.
Ngoài ra thì từ “Giành” còn là danh từ chỉ đồ đan bằng tre lứa có đáy phẳng.
Xem thêm: Củ riềng hay giềng
Giục giã hay dục giã
Dục: Nói về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo dục, dục vọng.
Giục: Nói về sự hối thúc. Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục.
Rút cục hay rốt cuộc
“Rốt cuộc” là cách viết đúng. Nhiều người thường hay viết sai từ này thành “rốt cục” hoặc “rút cục”.
Tham quan hay thăm quan
Cũng như trường hợp trên thì hai từ này cũng khiến chúng ta dễ nhầm lẫn. Để tìm được từ sử dụng chính xác nhất chúng ta cùng phân tách nghĩa của từng từ để tìm hiểu nhé!
Với từ “thăm quan”- từ “thăm” được hiểu hiểu theo nghĩa là sự quan tâm, hỏi han của chúng ta đến nhau, hoặc tìm hiểu về tình hình trường lớp… với từ “quan”- quan sát.
Trong khi đó, “tham quan” lại là một động từ, nếu hiểu theo nghĩa Hán thì “tham” có nghĩa là thêm vào; “quan” quan sát, nhìn nhận vấn đề. Do đó, “tham quan” nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.
Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ “tham quan” (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ “thăm quan” mới là từ chính xác.
Chín mùi hay chín muồi
Cũng trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê cũng có đề cập tới từ “chín muồi”, đây là từ thường dùng để nói đến những loại trái cây đã đạt độ chín, ngon nhất. Hoặc nói về sự phát triển nhất của một vấn đề nào đó đã chuyển sang giai đoạn hoặc trạng thái chín muồi.
Còn đối với từ “chín mùi” lại rất ít khi được chúng ta đề cập tới. Ngay cả từ điển của tác giả Nguyễn Kim Thản (2005) ông cũng chỉ đề cập đến từ “chín muồi”.
Bởi vậy, chúng ta có thể dễ dàng khẳng định, từ đúng ở đây là “chín muồi”.
Nhận chức hay nhậm chức
Theo nghĩa của từ Hán Việt thì “nhậm” trong từ “nhậm chức” là một người sẽ gánh vác công việc, nhiệm vụ để quản lý nhân viên; trong khi đó “chức” có nghĩa là chức trách, bổn phận, nhiệm vụ. “Nhậm chức” chúng ta có thể hiểu nôm na đó là người sẽ gánh vác, đảm đương chức vụ do những cấp trên bàn giao, bổ nhiệm cho họ.
Trong khi đó, từ “nhận chức” trong nghĩa Hán Nôm thì “nhận” là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên “nhận chức” là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, “nhận” là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên “nhận chức” không có nghĩa.
Do đó, dù chúng ta hiểu theo nghĩa của Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ “nhận chức” đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là “nhậm chức”.
Vô hình chung hay vô hình trung
Theo cách hiểu cũng như cách sử dụng của đa số mọi người thì hầu hết mọi người thường dùng từ “vô hình chung” chứ ít khi chúng ta thấy dùng “vô hình trung”. Thế nhưng, cách hiểu cũng như cách sử dụng của đa số chúng ta hoàn toàn sai.
“vô hình trung” trong từ Hán Việt có nghĩa là “trong cái vô hình”. Còn đối với từ điển Tiếng Việt “vô hình trung” lại có định nghĩa: tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại làm (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: “Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó”.
Trong khi đó, lại không có từ điển nào đề cập tới từ “vô hình chung”. Vậy nên, lâu nay chúng ta đang sử dụng từ hoàn toàn sai.
Chuẩn đoán hay chẩn đoán
Giữa hai cặp từ này nhiều người thường nghĩ có ý nghĩa giống nhau, dùng từ nào cũng đúng. Thế nhưng, theo đúng chuẩn của Tiếng Việt thì chỉ có một từ đúng thôi.
“Chẩn đoán” – “chẩn” được hiểu theo nghĩa là xác định, phân biệt dựa trên những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; “đoán” lại có nghĩa dựa vào cái có sẵn đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.
Như vậy “chẩn đoán” sẽ được hiểu theo nghĩa là bệnh tình đã được xác định, dựa trên những triệu chứng, kết quả có sẵn. VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.
Trong khi đó, “chuẩn” trong từ “chuẩn đoán” lại không hề mang ý nghĩa như vậy? Từ “chuẩn” chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.
Vì vậy, “chẩn đoán” mới là từ đúng.
Chia sẻ hay chia xẻ
Nói đến cặp từ này, chắc hẳn hầu hết chúng ta đều quả quyết cho rằng “chia sẻ” mới là từ đúng nhất và được dùng phổ thông nhất chứ chả mấy ai dùng “chia xẻ”. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.
Chúng ta sẽ đi vào phân tích từng từ một xem ý nghĩa của những từ đó như thế nào nhé. Với từ “chia sẻ”, “chia” có nghĩa là chia ra từng phần, từ một chỉnh thể; còn đối với từ “sẻ” có nghĩa là sẻ ra một ít hoặc lấy bớt ra một phần.
Vậy nên ý nghĩa của từ “chia sẻ” sẽ là cùng nhau chia sẻ những thành quả để cùng hưởng, hoặc là cùng chia sẻ khó khăn. (ví dụ: chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).
Còn đối với từ “chia xẻ”- “chia” ở đây vẫn có nghĩa là chia nhỏ thành những phần nhỏ, từ một phần chỉnh thể, trong khi đó “xẻ” lại là chia, bổ, cắt rời ra theo chiều dọc, không còn dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).
Vậy nên, đối với cặp từ “chia sẻ” và “chia xẻ” này chúng đều cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng sử dụng trong mỗi trường hợp khác nhau. Bạn nên suy nghĩ lựa chọn những từ thích hợp với từng hoàn cảnh chứ không nên cãi cố là không có từ “chia xẻ” nhé.
Bạc mạng hay bạt mạng
“Bạc mạng” là từ không có nghĩa. Vậy nên, đây là từ hoàn toàn sai, không được sử dụng trong tiếng Việt.
“Bạt mạng” là tính từ được hiểu là bất chấp, liều lĩnh. Từ này thường được dùng nhiều khi nói về những người tham gia giao thông.
Chuyện hay truyện
Chuyện: là thứ được kể bằng miệng. Ví dụ: câu chuyện về người phụ nữ…
Truyện: là được viết ra và được đọc. Ví dụ: quyển truyện cổ tích.
Xuất hay suất
Xuất: là động từ có nghĩa là ra. Ví dụ: sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu, xuất hành, xuất phát, xuất xứ, xuất nhập… “Xuất” còn có nghĩa là vượt trội, siêu việt. Ví dụ: xuất sắc, xuất chúng…
Suất: là danh từ có nghĩa là phần được chia. Ví dụ: suất ăn, tỉ suất, hiệu suất…
Khuyến mãi hay khuyến mại
Một số người vì không hiểu nghĩa của hai từ gốc Hán Việt “mãi” và “mại” bên cạnh đó “mãi” và “mại” có âm thanh gần giống nhau (chỉ khác nhau về thanh điệu) nên bị lẫn lộn giữa mãi và mại, khuyến mãi bị gọi nhầm thành “khuyến mại”.
Nếu phân tích theo nghĩa Hán Việt thì “mãi” có nghĩa là mua. Còn từ “mại” trong từ Hán Việt lại là bán. Chính vì thế khi muốn khuyến khích người mua hàng, kích cầu tiêu dùng thì chúng ta nên dùng từ “khuyến mãi” thì chính xác hơn thay vì “khuyến mại’.
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com
Bài viết mới