Nhét tỏi vào mũi để làm gì? Nhét tỏi vào mũi để trị viêm xoang là điều hoàn toàn rất vô lý. Bởi, phó giáo sư Erich Voigt, công tác tại Khoa Tai – Mũi – Họng của bệnh viện NYU Langone Health (New York) nói: “ây không phải là cách điều trị viêm xoang hiệu quả. Ngược lại còn làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng và tổn thương khoang mũi”.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn việc nhét tỏi vào mũi để làm gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Củ tỏi là gì?

Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v… và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.

Củ tỏi là gì?
Củ tỏi là gì?

Thành phần dinh dưỡng của tỏi

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,… Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides.

Nhét tỏi vào mũi để làm gì?

Nhét tỏi vào mũi để trị viêm xoang là điều hoàn toàn rất vô lý. Bởi, phó giáo sư Erich Voigt, công tác tại Khoa Tai – Mũi – Họng của bệnh viện NYU Langone Health (New York) nói: “ây không phải là cách điều trị viêm xoang hiệu quả. Ngược lại còn làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng và tổn thương khoang mũi”.

Phó giáo sư phân tích, nhét tỏi tươi vào mũi khiến cơ thể nhanh chóng sản sinh ra chất nhầy để đẩy tép tỏi và các thành phần hoá học có trong tỏi ra ngoài. Các chất nhầy mới này sẽ tồn tại trong mũi với dịch đờm vón cục. Không thể thoát ra do mũi bị bịt kín.

Nhét tỏi vào mũi để làm gì?
Nhét tỏi vào mũi để làm gì?

“Hiểu một cách đơn giản, lượng dịch nhầy chảy ra ngoài khi rút hai tép tỏi, bạn thấy trong các video chỉ là lượng chất sinh ra do phản ứng của cơ thể. Không phải dịch nhầy do vi khuẩn hoặc virus có từ trước”, ông Erich nói. Chưa kể nhét tỏi vào mũi rất dễ khiến da bị kích ứng, bỏng rát, chảy máu, bỏng khoang miệng và nhiễm trùng xoang nặng.

Xem thêm: Uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không?

Nhét tỏi vào mũi có trị viêm xoang không?

Nhét tỏi vào mũi hoàn toàn không thể trị viêm xoang. Để điều trị viêm xoang, làm sạch mũi, ngăn chặn tình trạng viêm xoang, bác sĩ Erich đề xuất bệnh nhân nên xông mũi bằng nước muối sinh lý để đẩy chất nhầy ra ngoài, ít gây tổn thương mũi.

Riêng với người đang vật lộn với chứng tắc mũi, mất khứu giác do Covid-19, ông khuyên dùng tinh dầu và nước hoa có mùi cam, chanh, bã cà phê hoặc hoa oải hương để phục hồi khứu giác. “Nhưng chắc chắn không phải là tỏi”, phó giáo sư nhấn mạnh.

Nhét tỏi vào tai có tác dụng gì?

Nhét tỏi vào tai là một biện pháp để điều trị viêm tai giữa khá hiệu quả, dễ thực hiện. Tuy nhiên, tỏi có thể sẽ khiến cho tình trạng tệ hơn nếu bạn không áp dụng đúng cách. Tốt nhất, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Tai – mũi – họng để được tư vấn.

Phương pháp nhét tỏi vào tai

Phương pháp này chỉ được khuyến cáo dùng cho người trưởng thành, không nên dùng cho trẻ em để tránh trường hợp tỏi bị đẩy vào tai trẻ quá sâu.

Phương pháp nhét tỏi vào tai
Phương pháp nhét tỏi vào tai

Đây là một cách điều trị viêm tai giữa hết sức đơn giản trong thực hiện nhưng mức độ hiệu quả thì không thua kém gì so với khi dùng dầu tỏi.

Nguyên vật liệu cần có

  • Vài tép tỏi tươi đã được bóc vỏ và rửa sạch.
  • Băng gạc, khăn mềm.
  • Nước ấm.

Các bước thực hiện

  • Bỏ phần cuống và rễ của tỏi, rửa sạch trong nước muối loãng.
  • Cắt một đầu của tỏi và bọc trong miếng gạc ấm.
  • Đưa mặt cắt vào trong ống tai, dùng tay giữ miếng tỏi để đảm bảo không bị tuột.

Lưu ý: Không đẩy tỏi vào quá sâu. Có thể đặt một chiếc khăn ấm lên trên vành tai để giảm đau.

Những lưu ý khi dùng tỏi để chữa viêm tai giữa

Mặc dù tỏi mang lại hiệu quả kháng khuẩn rất tốt, nhưng trong một số trường hợp thì cả 2 phương pháp dùng dầu tỏi và nhét tỏi vào tai sẽ gây ra rủi ro nhất định. Vì vậy, để có kết quả tốt hãy lưu ý một số vấn đề sau:

Đối với da nhạy cảm thì sẽ rất có nguy cơ kích ứng da hoặc bỏng (tương đương với bỏng hóa chất) khi đặt tỏi lên da. Bạn nên thử tỏi/ dầu tỏi lên một phần nhỏ ở cánh tay (mặt trong) để có thể kiểm tra xem làn da của mình có nhạy cảm với tỏi hay không.

Những lưu ý khi dùng tỏi để chữa viêm tai giữa
Những lưu ý khi dùng tỏi để chữa viêm tai giữa

Nếu cảm thấy ngứa râm ran, nóng rát, vùng tai khó chịu và chuyển sang màu đỏ thì hãy rửa sạch bằng nước cùng xà phòng dịu nhẹ, đồng thời ngưng nhét tỏi vào.

Xem ngay: Xạ đen tốt đến đâu?

Tuyệt đối không sử dụng tỏi hoặc dầu tỏi để chữa viêm tai giữa trong trường hợp màng nhĩ đã bị rách.

Trong hầu hết trường hợp, tỏi khá an toàn để trị viêm tai giữa. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu dưới đây. Người bệnh cần ngừng phương pháp này lại và liên hệ với bác sĩ ngay sau đó:

  • Cảm giác đau tai kéo dài.
  • Có chảy một ít máu tươi kèm với dịch mủ.
  • Trên da xuất hiện những ban màu đỏ.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Nhét tỏi vào mũi để làm gì? nhé!

Phạm Vũ Dương Sơn
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 25 Đường Số 7, Tam Bình, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *