Lá chuối là gì? Lá chuối là một trong những bộ phận tuyệt vời của cây chuối. Vào mỗi tru kỳ sinh trưởng của cây chuối thì lá có thể đạt tới 40 lá với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, lá chuối thường dẻo và không hề bị thấm các giọt nước ở phía trên. Chính vì thế, mà lá chuối thường được dùng để gói, nấu và chế biến các món ăn quen thuộc như: Bánh phu thê, bánh bột lọc, bánh ít lá gai, bánh nậm Huế, bánh chưng,…
Tuy nhiên để hiểu hơn về lá chuối là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!
Mục lục bài viết
Lá chuối là gì?
Lá chuối là một trong những bộ phận tuyệt vời của cây chuối. Vào mỗi tru kỳ sinh trưởng của cây chuối thì lá có thể đạt tới 40 lá với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Lá chuối thường dẻo và không hề bị thấm các giọt nước ở phía trên. Chính vì thế, mà lá chuối thường được dùng để gói. Nấu và chế biến các món ăn quen thuộc như: Bánh phu thê, bánh bột lọc, bánh ít lá gai, bánh nậm Huế, bánh chưng,…
Thậm chí, đối với các nước thuộc khu vực nhiệt đới, người ta còn xây nhà truyền thống với phần mái và hàng rào được làm bằng lá chuối khô. Bên cạnh đó, lá chuối khô và tươi đều được sử dụng như một loại thảo dược với nhiều công dụng cho sức khỏe như làm đẹp, chữa đau họng, trị ho, cảm lạnh,…và sốt.
Xem thêm: Tiết canh là gì? Ăn tiết canh vịt có tốt không?
Đặc điểm của lá chuối
Lá chuối gồm 3 phần:
- Bẹ lá.
- Cuống lá.
- Phiến lá.
Bẹn lá chuối
Được phát triển từ phần trên của thân ngầm. Các bẹ lá hình lòng máng bó lấy nhau hợp thành thân giả của cây chuối.
Mặt ngoài của bẹ lá có màu đặc trưng cho mỗi giống chuối. Khi bẹ lá già dần thì mặt trong của bẹ lá có màu không đồng nhất giữa các vùng của bẹ do ảnh hưởng bởi màu sắc mặt ngoài của bẹ phía trong.
Công dụng của lá chuối
Lá chuối giàu chất chống oxy hoá
Lá chuối chứa nhiều nhóm chất polyphenol, có đặc tính chống oxy hóa để chống lại sự gây hại của các gốc tự do. Vì thế, lá chuối có thể ngăn ngừa được các chứng viêm gây ra bệnh mãn tính như bệnh xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer và thậm chí là ung thư.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong lá chuối còn làm chậm quá trình lão hóa sớm như xỉn màu và da nhăn nữa đấy!
Lá chuối chữa đau họng
Đau họng chủ yếu là do lượng vi khuẩn gây ra và thường liên quan đến đường hô hấp. Vì thế, để khắc phục tình trạng này. Bạn có thể sắc thử lá chuối và uống mỗi ngày một lần để giảm cơn đau rát khi nuốt thức ăn cũng như giảm bớt các triệu chứng khác liên quan đến đau họng.
Lá chuối giảm sốt
Chất chống oxy hóa trong lá chuối còn có tác dụng giảm viêm nên khắc phục được tình trạng sốt và làm dịu cơ thể mỗi khi nóng sốt, khó chịu. Bạn hãy thử sắc lá chuối và uống 3 lần/ngày để cải thiện tình trạng bệnh xem sao nhé!
Lá chuối cải thiện hệ miễn dịch
Lá chuối khô chứa hợp chất allantoin, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó đẩy lùi được bệnh tật và phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi bệnh. Thậm chí, bạn có thể sắc lá chuối hoặc uống trà lá chuối mỗi ngày từ một đến hai lần để giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Lá chuối chữa lành vết thương
Theo mẹo vặt dân gian, lá chuối còn được sử dụng để chữa lành vết thương và giảm thiểu kích ứng trên bề mặt da. Cụ thể, bạn chỉ cần giã nát ít lá chuối trong cối. Rồi đắp lên vùng da bị kích ứng (như mụn) hoặc vết thương (không được hở nhiều) và cố định bằng băng gạc.
Lá chuối làm đẹp tóc và da
Thực tế cho thấy, chiết xuất từ lá chuối có thể duy trì được làn da đầu khỏe mạnh và giúp giữ màu tự nhiên cho mái tóc nhờ hàm lượng allantoin. Thậm chí, khi bị ngứa da đầu hoặc đau đầu, bạn có thể làm mặt nạ ủ tóc bằng lá chuối để khắc phục những tình trạng này. Ủ lá chuối (được xay nhuyễn) trên da đầu khoảng 10 – 15 phút, rồi gội lại với nước sạch là được.
Tương tự, bạn cũng có thể làm mặt nạ lá chuối và đắp lên mặt cũng như toàn cơ thể. Để cải thiện làn da bị lão hóa như xuất hiện đốm đen, nếp nhăn, mụn trứng cá, mụn nhọt và kích ứng da. Đồng thời, lá chuối còn giúp giữ cho da ẩm và mềm mại.
Làm bánh và gói thức ăn
Lá chuối được sử dụng phổ biến trong ẩm thực như làm bánh và gói thức ăn. Chẳng hạn, nhờ đặc tính hương thơm người dân sử dụng lá chuối để gói bánh. Gói cá và gói gà để hấp hoặc nướng. Không những thế, lá chuối còn được sử dụng để thay thế cho việc dùng túi nilong bằng cách đóng gói và mang đi một số loại thực phẩm như cơm, xôi và trái cây.
Vì lá chuối có đặc tính kháng khuẩn nên việc gói thực phẩm trong lá chuối có thể giữ được 24 tiếng (tuỳ điều kiện) và giúp duy trì màu sắc. Độ tươi ngon của 1 số món ăn.
Xem thêm: Tỏi lý sơn ngâm giấm làm tại nhà đơn giản dễ làm
Các món ăn siêu ngon từ lá chuối
Bánh chưng, bánh tét
Phạm Vũ Dương Sơn muốn nhắc đến hai loại bánh này là nhắc đến Tết dân tộc mình. Thân thương làm sao chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét dài, tròn mà không gia đình nào thiếu trong dịp Tết. Đa số người ta sẽ gói bằng lá dong nhưng cũng có thể gói bằng lá chuối thay thế. Nhờ vào lớp vỏ lá chuối mà khi đem luộc lên làm cho bánh có màu xanh rất đẹp.
Bánh phu thê
Cái tên bánh phu thê đã nói lên rất nhiều ý nghĩa. “Phu thê” trong tiếng Hán có nghĩa là “vợ chồng”. Bánh phu thê ở Đình Bảng được gói bằng một lớp lá chuối rồi một lớp lá dong. Nhân bánh là đậu xanh cùng với dừa nạo và đường.
Vỏ bánh làm rất kì công với công đoạn phơi bột nếp lọc và được nhuộm màu vàng tự nhiên của quả dành dành (khá giống màu đen của bánh Gai là làm bằng lá gai). Ngoài ra, vỏ bánh có độ giòn không phải từ dừa nạo mà lại là đu đủ nạo (cái này tớ rất bất ngờ khi tìm hiểu vì khi ăn không thấy mùi gì mà mùi thơm của dừa từ nhân lẫn ra cả ngoài khiến cứ tưởng là dừa nạo).
Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.
Nếu không có lớp vỏ lớp chuối xanh này thì chắc chắn ý nghĩa của bánh sẽ không còn trọn vẹn như trước nữa đúng không nào.
Bánh bột lọc
Bánh bột lọc Huế thường được chia làm hai loại là bánh gói (gói lại bằng lá chuối hoặc lá dong) và bánh trần (không gói lá). Nhưng dù loại nào đi nữa thì nó cũng hấp dẫn nhờ phần bột chín trong suốt để lộ ra bên trong những com tôm đỏ gạch đẹp mắt.
Nhưng có lẽ phần bánh được bao bọc bởi lá chuối sẽ giữ được trọn vẹn hương vị hơn bởi vì lớp lá chuối bên ngoài bị luộc lên giữ cho bánh bên trong không bị thất thoát hương vị.
Bánh gạo gói lá chuối
Chỉ cần nghe tên thôi là chúng ta cũng đủ biết rằng lá chuối không thể thiếu trong món bánh này rồi. Món bánh này dân dã nhưng rất ngon. Hương vị của nó gần gũi, làm những đứa con xa quê trong lòng lúc nào cũng khắc khoải nỗi nhớ nhà da diết.
Bánh khi ăn phải dùng tay lột lớp lá chuối ra. Phần bột trắng nõn nà mịn màng cùng với màu vàng nhạt của đậu xanh hiện ra trông thật bắt mắt và hấp dẫn.
Bánh ít lá gai
Đây là một trong những món ăn rất phổ biến ở miền Nam bộ. Chiếc bánh được gói trong lớp lá chuối màu xanh rồi đem hấp lên. Bên trong có nhân dừa hoặc đậu xanh cùng với lớp vỏ được làm từ nếp và lá gai giã nhuyễn cho thành một thứ dẻo dính có thể bọc lấy phần nhân trong.
Bánh này thường dùng trong các dịp cúng dỗ, người ta sẽ đơm phần bánh này lên trang thờ cúng trước rồi mới ăn. Bánh có vị khá ngọt, phần nhân đậu xanh hoặc dừa bên trong cũng ngọt và rất ngon. Đến với các tỉnh miền Nam thì không ai là không biết loại bánh này cả. Nó còn là đặc sản của Bình Định.
Bánh tro ngày Tết Đoan Ngọ
Theo phong tục, tập quán của cả 2 miền Nam Bắc thì ngày Tết Đoan Ngọ thường cúng và ăn bánh tro. Là một loại bánh truyền thống làm từ những sản vật nông nghiệp, có từ lâu ở vùng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên.
Bánh tro được làm bằng cách ngâm gạo và nấu bánh trong nước tro chính vì thế tên bánh cũng xuất phát từ đặc điểm nổi bật này. Bánh này có thể gói từ các loại lá khác nhau, trong đó có lá chuối rồi đem nấu lên, đây là loại bánh ăn rất tốt cho sức khỏe, mang đậm hương vị quê hương.
Bánh nậm Huế
Bánh nậm là một trong những món bánh truyền thống đến từ xứ Huế mộng mơ. Đây cũng là một trong những món bánh được rất nhiều các khách mê mẩn khi đến với xứ Huế này.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Lá chuối là gì? nhé!
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com
Bài viết mới