Hoa thiên lý kỵ gì? Hoa thiên lý kỵ với các thực chứa nhiều sắt như: Tiết, gan, thịt bò, thịt lợn, rau muống,…Bởi những thực phẩm này khi xào cùng hoa thiên lý sẽ đẩy các chất kẽm bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn hoa thiên lý kỵ với gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Hoa thiên lý là gì?

Thiên lý (danh pháp hai phần: Telosma cordata) là một loài thực vật dạng dây leo. Trong thiên nhiên, thiên lý mọc ở các cánh rừng thưa, nhiều cây bụi. Tuy nhiên, nó được gieo trồng ở nhiều nơi như Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây), Ấn Độ (Kashmir), Myanma, Pakistan, Việt Nam, Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, Châu Á.

Hoa thiên lý là gì?
Hoa thiên lý là gì?

Đặc điểm của hoa thiên lý

Thân dài 1–10 m, màu lục ánh vàng, khi non có lông tơ, những đoạn thân của năm trước màu xám nhạt, không lông, thông thường có các mấu xốp nhỏ thưa thớt. Cuống lá 1,5–5 cm; phiến lá hình trứng, 4-12 × 3–10 cm, phần gốc lá hình tim với các lõm gian thùy hẹp, nhọn mũi; các gân lá chính 3, gân phụ tới 6 cặp.

Xim hoa kiểu tán (mọc thành chùm), chứa 15-30 hoa; cuống hoa 0,5-1,5 cm, có lông măng. Các lá đài hình mũi mác thuôn dài, có lông măng. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng; ống tràng 6-10 × 4–6 mm, có lông măng bên ngoài, nhiều lông hoặc nhẵn nhụi với phần họng nhiều lông mé trong; các thùy thuôn dài, 6-12 × 3–6 mm, có lông rung.

Đặc điểm của hoa thiên lý
Đặc điểm của hoa thiên lý

Các thùy của tràng hoa hơi dày, phần gốc hình trứng, nhọn đỉnh, thông thường có khía hay xẻ thùy sâu. Các khối phấn thuôn dài hay dạng thận. Núm nhụy hình đầu. Các quả đại hình mũi mác, 7-13 × 2-3,5 cm, nhẵn nhụi, hơi tù 4 góc. Các hạt hình trứng rộng bản, khoảng 1 × 1 cm, phẳng, cụt đỉnh, mép có màng; mào lông 3–4 cm. Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 10, kết quả trong khoảng tháng 10-12.

Thành phần trong hoa thiên lý

Theo nghiên cứu sơ bộ, trong thân và lá thiên lý có chứa Ancaloit, rất ít trong hoa.

Đây là một Amin có độc tính nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây ngộ độc có thể dẫn đến chết người.

Nhưng ở liều lượng thấp thì không nguy hiểm, người ta cũng dùng nó làm thuốc trị bệnh.

Ancaloit có cả trong cà chua, tắc (quýt), khoai tây, dừa cạn, vông nem,…

Hoa thiên lý kỵ gì?

Hoa thiên lý kỵ các thực phẩm giàu chất sắt như:

  • Thịt bò.
  • Thịt lợn.
  • Tiết.
  • Gan.
  • Rau muống.
  • Hạt bí ngô.
  • Gà tây.
  • Bông cải xanh (Súp lơ).

Công dụng của hoa thiên lý

Chữa lòi dom (bệnh trĩ)

Lấy 100g lá thiên lý còn non (bánh tẻ) và 5g muối ăn. Mang lá đi rửa sạch, để ráo, giã với muối ăn. Cho thêm 30ml nước cất, lọc qua gạc lấy nước trong. Dùng bông tẩm đắp vào chỗ lòi dom đã được rửa sạch bằng thuốc tím. Băng lại như đóng khố.

Công dụng của hoa thiên lý
Công dụng của hoa thiên lý

Làm ngày 1-2 lần trong 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Ngoài ra có thể chế thành thuốc mỡ gồm 40g lanolin, 50g vadolin với 10ml dung dịch thiên lý nói trên.

Tốt cho người vô sinh

Những bạn nam thường xuyên tiếp xúc với chì dẫn tới vô sinh, mặt khác trong hoa thiên lý lại có chứa chất kẽm.

Nếu dùng hoa thiên lý chế biến các món ăn sẽ có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, từ đó giúp chữa chứng vô sinh ở nam giới.

Nhưng lưu ý, khi chế biến không được làm chín quá sẽ làm giảm dưỡng chất.

Hỗ trợ giảm cân

Trong hoa thiên lý có chứa một lượng lớn chất xơ, chất diệp lục và có rất ít calo.

Hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ giảm cân

Khi ăn vào sẽ giúp tăng khả năng trao đổi chất, tăng cảm giác mau no, giảm khả năng hấp thụ chất béo.

Từ đó giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Điều trị chứng mất ngủ, an thần, giúp ngủ ngon hơn

Để chữa mất ngủ cần hoa thiên lý và lá vông nem mỗi loại từ 30-50g, rửa sạch thái chung để nấu canh ăn trong 4-7 ngày.

Nếu muốn ngủ ngon hơn có thể nấu canh hoa lý với thịt lợn nạc hoặc cá diếc ăn mỗi ngày 1 lần trong vài ngày liên tiếp.

Làm giảm đau nhức xương cốt

Dùng hoa thiên lý chấm với muối vừng ăn hoặc xào thịt bò giúp giảm đau nhức xương khớp.

Tuy nhiên cần tránh xào các chất giàu sắt như thịt lợn nạc, rau muống, gan,… bởi sắt sẽ đẩy kẽm trong hoa lý ra khỏi cơ thể.

Phòng rôm sảy ở trẻ em

Với những trẻ còn nhỏ thì có thể nghiền hoa thiên lý cho vào nấu với cháo hoặc bột cho trẻ ăn dặm.

Đối với trẻ lớn hơn đã biết ăn thì nấu canh.

Phòng rôm sảy ở trẻ em
Phòng rôm sảy ở trẻ em

Điều trị hư nhược, chóng mặt, hoa mắt

Lấy 10g hoa lý, 12g ngải cứu, 10g bạch cúc, 8g lá đinh lăng và 8g rau má.

Sắc thuốc uống trong ngày, liên tục từ 3-5 ngày.

Trị giun kim

Lấy 30g hoa lý, 25g đinh lăng và 20g rau sam.

Sửa sạch, sao khô, sắc nước thuốc uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục trong 3 ngày.

Hoặc có thể dùng lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn từ 7-10 ngày.

Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu cặn trắng

Lấy từ 10-20g rễ cây thiên lý sắc nước uống từ 2-3 lần mỗi ngày và trong vòng 5 ngày.

Chữa đinh nhọt

Lấy 30-50g lá thiên lý, giã nhỏ rồi đắp vào vùng mụn nhọt.

Mỗi ngày thay 1 lần, làm trong vài ngày.

Kháng viêm

Nhờ thành phần dinh dưỡng trong hoa thiên lý có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm kết mạc hay viêm giác mạc nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt.

Kháng viêm
Kháng viêm

Giảm tiểu đêm, mệt mỏi, căng thằng sau làm việc căng thẳng, giúp cơ thể khoan khoái

Dùng hoa lý nấu canh là ăn mỗi tuần 2 lần sẽ có tác dụng như trên.

Ăn hoa thiên lý có tốt không

Với những công dụng kể trên đương nhiên là hoa thiên lý rất tốt. Loại thảo dược này có thể chế biến nhiều món ăn, kết hợp với nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác. Tuy nhiên, không nên lạm dụng ăn quá nhiều và liên tục, mỗi tuần ăn 1-2 lần là tốt nhất.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn bạn có thể biết được Hoa thiên lý kỵ gì? nhé!

Phạm Vũ Dương Sơn
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *