Gia vị Tây Bắc tại TPHCM ở website Phạm Vũ Dương Sơn chuyên cung cấp các sản phẩm gia vị Tây Bắc gồm:
- Hạt dổi.
- Hạt mắc khén.
- Lá mắc mật.
- Quả mắc mật.
Tuy nhiên, để làm rõ từ gia vị Tây Bắc tại TPHCM. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
Mục lục bài viết
Gia Vị Tây Bắc tại TPHCM là gì?
Gia vị Tây Bắc là các sản phẩm gia vị ở vùng Tây Bắc tại Việt Nam chúng ta nhưng được bán ngay tại TPHCM với mức giá tốt nhất.
Giúp những khách hàng ở toàn miền Nam đều có thể thưởng thức gia vị của Tây Bắc.
Gia Vị Tây Bắc tại TPHCM có những gì?
Hạt dổi
Dổi là cây rừng mọc tự nhiên, cây thân gỗ cao, ít cành. Thông thường vào tháng 10, 11, người dân tộc trên các vùng núi đi nhặt những hạt dổi rụng để bán.
Nước ta gồm 2 loại cây dổi: một loại lấy gỗ – dổi tẻ và loại lấy hạt là dổi nếp. Dổi tẻ có hạt cứng, mùi hắc nên thường không được dùng làm gia vị.
Hạt dổi thông thường được dùng làm gia vị cho các món ăn, giúp tạo nên hương vị đặc trưng của Tây Bắc như: làm muối chấm, làm gia vị trâu gác bếp, thịt lợn, thịt vịt,…và cùng nhiều món ăn khác nhau.
Hạt mắc khén
Hạt mắc khén là gia vị ẩm thực Tây Bắc, được xem như mà linh hồn của món ăn vùng Tây Bắc bởi người Thái dùng hạt vào hầu hết tất cả các món ăn và vị của hạt cũng là điểm nhấn góp phần tạo nên nét riêng biệt cho đặc sản nơi đây. Hạt mắc khén giống mùi cam nhưng thoang thoảng hơn, dễ chịu hơn, khi ăn ban đầu sẽ không cảm nhận được mùi vị gì, ít lâu sau mới bắt đầu hơi tê đầu lưỡi cùng với mùi hương thơm đặc trưng.
Cách thu hoạch hạt mắc khén khá đơn giản, do thân gai nên người dân thường dùng cây dài có đầu vợt để quèo hái xuống. Hạt mắc khén đạt hương vị thơm ngon nhất khi còn tươi nhưng sẽ không bảo quản được lâu nên bắt buộc phải sơ chế sau khi thu hoạch.
Rang hoặc phơi khô được xem là hai phương pháp sơ chế đúng cách và phổ biến nhất, với phơi khô thì chỉ cần phơi ở những nơi râm mát hay treo lên gác bếp đến khi khô lại là có thể dự trữ và sử dụng lâu dài. Ngược lại là cách rang hạt lên cần cầu kì hơn chút là lấy lượng vừa đủ, rang nóng lên và đợi 30 – 45 phút rồi đem giã nhỏ hay xay thành bột.
Lá mắc mật
Lá mắc mật là loại lá được hái từ cây mắc mật. Cây này còn có cái tên khác là hồng bì núi (tiếng Kinh) hay củ khỉ, dương tùng, thuộc họ Cửu lý hương với tên khoa học là Clausena indica.
Lá mắc mật có màu xanh sẫm, dạng lá kép lông chim, bề mặt trên lá nhẵn, căng bóng và có lớp lông mỏng ở phía sau. Loại lá này chứa rất nhiều tinh dầu thơm, thường được dùng để quay hoặc nướng chung với các món ăn, giúp món ăn dậy mùi thơm và rất hấp dẫn. Lá mắc mật còn được dùng làm nguyên liệu trong đông y mang nhiều lợi ích sức khỏe đến cho con người.
Quả mắc mật
Quả mắc mật (quả móc mật) được lấy từ cây mắc mật. Cây mắc mật rừng còn có các tên gọi khác như: dương tùng, hồng bì núi, củ khỉ, đây là loại cây thực vật thuộc họ Cửu lý hương. Từ “mắc mật” bắt nguồn từ tiếng Tày Nùng, nó có nghĩa là “quả ngọt”, mùi thơm của mắc mật đặc trưng vùng Tây Bắc.
Các món ăn sử dụng gia vị Tây Bắc mới nhất
Trâu rừng gác bếp
Trâu rừng gác bếp là đặc sản Tây Bắc nổi tiếng mà ai ai đến đây cũng phải thử và mua về làm quà. Được mệnh danh là đặc sản quốc dân của vùng Tây Bắc, trâu rừng gác bếp thực sự mang hương vị đặc biệt.
Thịt trâu được chọn là phần thịt bắp nên rất chắc và ngon. Đồng thời, thịt trâu được treo trên gác bếp và hong khói cùng với hạt mắc khén, lâu ngày thịt sẽ chín đều và có hương vị tự nhiên.
Lạp xưởng Điện Biên
Lạp xưởng Điện Biên có hương vị đặc trưng khác với những loại lạp xưởng mà chúng ta được ăn ở trong miền Nam. Đây là món ăn truyền thống của dân tộc Nùng, dân tộc Thái và các dân tộc khác vùng núi cao Tây Bắc.
Lạp xưởng được làm từ thịt nửa nạc nửa mỡ đem ướp với gia vị và tiến hành hong khô phần da bằng cách đốt lá rừng. Sau đó, đem lạp xưởng treo thành giàn trên gác bếp để làm chín từ từ phần nhân.
Bạn có thể trực tiếp thái lạp xưởng ra ăn ngay hoặc đem chiên lên để thưởng thức. Khi ăn, lạp xưởng có vị đặc biệt của thịt heo và hương thơm hấp dẫn của các gia vị bên trong.
Chẩm chéo
Chẩm chéo (Chẳm chéo) là một loại gia vị cổ truyền có nguồn từ dân tộc Thái vùng Điện Biên, Tây Bắc và Đông Bắc Thái Lan. Chẩm chéo thường được chấm với các món xôi, món luộc, món nướng hay các món rau sống đều rất ngon và thích hợp.
Để làm chẩm chéo, người ta dùng các nguyên liệu chính như cá cơm, muối, hạt dổi, tỏi, húng lủi, rau thơm, ớt bột và sả. Một bát chéo cơ bản cần 2 nguyên liệu chính là ớt khô và bột mắc khén. Ớt được đem nướng lên cùng với tỏi và mắc khén để dậy mùi thơm. Sau đó, họ đem tất cả nguyên liệu vào giã chung với muối và bột ngọt. Vậy là đã hoàn thiện một bát chẩm chéo cơ bản.
Đối với người dân tộc Thái, chẩm chéo là một món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài việc dùng để chấm thịt, chấm rau, chẩm chéo còn được dùng như một món chua.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Gia vị Tây Bắc tại TPHCM nhé!
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com
Bài viết mới