Em bé bị vàng da phải làm sao? Khi em bé bị vàng da thì các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Bởi nếu quá lo lắng sẽ dẫn đến quyết định không sáng suốt. Đừng lo, bài viết dưới đây của mua măng tây sẽ giúp các bậc phụ huynh trả lời câu hỏi: “em bé bị vàng da phải làm sao? ” nhé!

Em bé bị vàng da phải làm sao?

Nếu trẻ sinh đủ tháng và khỏe mạnh, vàng da nhẹ không có gì đáng lo ngại và sẽ tự khỏi trong vòng khoảng 1 tuần, hoặc với những cách xử trí đơn giản tại nhà.

Em bé bị vàng da phải làm sao?
Em bé bị vàng da phải làm sao?

Tuy nhiên, trường hợp bé sinh non, sức khỏe yếu hoặc xét nghiệm lượng bilirubin rất cao sẽ cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị y tế.

Dấu hiệu nhận biết em bé bị vàng da

Cha mẹ cũng cần quan sát, nhận biết sớm chứng vàng da ở trẻ để xử lý kịp thời:

Vàng da hay bắt đầu ở mặt, với da và tròng mắt của trẻ chuyển sang màu vàng. Một cách để kiểm tra tình trạng vàng da là ấn nhẹ ngón tay vào da của bé, tạm thời đẩy máu ra khỏi da. Da bình thường sẽ trở nên nhạt màu, nhưng da bị bệnh vẫn có màu vàng.

Khi mức độ bilirubin tăng lên, vàng da sẽ di chuyển từ đầu đến cánh tay, thân mình và cuối cùng là chân.

Nếu lượng bilirubin rất cao, em bé sẽ bị vàng da dưới đầu gối và trên lòng bàn tay.

Dấu hiệu nhận biết em bé bị vàng da
Dấu hiệu nhận biết em bé bị vàng da

Trẻ lớn sẽ bị vàng da khi lượng bilirubin trong máu > 2 mg/dL, còn trẻ sơ sinh là > 5 mg/dL bilirubin trong máu.

Việc nhận biết và điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng, vì lượng bilirubin cao có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, còn gọi là bệnh não do bilirubin.

Hướng dẫn khắc phục khi em bé bị vàng da tại nhà

Ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ bilirubin tồn tại ở các mô da, giúp gan của trẻ có thể xử lý nó dễ dàng hơn.

Vì thế, mẹ hãy cho trẻ phơi nắng 10 phút x 02 lần/ ngày. Cách làm này có thể giúp chữa bệnh vàng da thể nhẹ cho bé. Lưu ý, không đặt trẻ sơ sinh dưới ánh nắng trực tiếp.

Ngoài ra, nên cho bé tăng tần suất bú mẹ nhiều hơn. Thiếu nước làm gia tăng nồng độ bilirubin.

Xem ngay: Măng tây nấu với gì cho bé?

Bé bị vàng da điều trị thế nào?

Trước khi điều trị phải xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da, dựa trên các triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm máu.

Bé bị vàng da điều trị thế nào?
Bé bị vàng da điều trị thế nào?

Xác định mức độ bilirubin huyết thanh. 

  • Xét nghiệm Coombs: Kiểm tra kháng thể phá hủy các tế bào hồng cầu của trẻ sơ sinh.
  • Xét nghiệm công thức máu: Đếm số lượng hồng cầu lưới. Vàng da cũng có liên quan đến bệnh thiếu máu tán huyết.

Nếu mức độ bilirubin quá cao, trẻ có thể cần được đặt dưới một loại ánh sáng đặc biệt. Phương pháp điều trị này được gọi là quang trị liệu, dùng loại đèn thông thường hoặc đèn sợi quang. Những ánh sáng này có thể xuyên qua da của trẻ, chuyển bilirubin thành lumirubin để cơ thể trẻ dễ dàng đào thải hơn.

Truyền máu trao đổi là quy trình khẩn cấp, được chỉ định nếu lượng bilirubin quá cao, không giảm xuống bằng phương pháp chiếu đèn.

Trong trường hợp trẻ không tương thích với nhóm máu nhận, truyền immunoglobulin tĩnh mạch sẽ ngăn chặn các kháng thể tấn công hồng cầu. Cách thức này cũng sẽ giúp giảm nhu cầu truyền máu trao đổi cho bé.

Bệnh vàng da ở bé có phòng ngừa được không?

Không có cách thức thực sự nào có thể ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Sau khi sinh, nhóm máu của bé sẽ được kiểm tra nếu cần, để loại trừ khả năng không tương thích nhóm máu dẫn đến vàng da.

Ngoài ra, một số biện pháp sau sẽ giúp mẹ hỗ trợ cải thiện tình trạng vàng da cho bé:

Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng qua sữa mẹ. Cho trẻ ăn 8 – 12 lần/ ngày, trong khoảng vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Điều này giúp trẻ không bị mất nước, bilirubin đi qua cơ thể nhanh hơn.

Bệnh vàng da ở bé có phòng ngừa được không?
Bệnh vàng da ở bé có phòng ngừa được không?

Cho con bạn uống từ 30 – 60gr sữa công thức cứ sau 2 – 3 giờ, trong tuần đầu tiên. Trẻ sinh non hoặc nhỏ hơn có thể uống lượng sữa công thức ít hơn.

Theo dõi cẩn thận trong 5 ngày đầu đời để nhận biết sớm triệu chứng của bệnh vàng da và xử lý kịp thời.

Thông thường, bệnh vàng da ở trẻ em sẽ tự biến mất sau vài tuần, hoặc với các biện pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, khi bé vàng da lâu ngày, mãi không khỏi, mẹ cần cho con đi bác sĩ để thăm khám ngay.

Bé bị vàng da mẹ nên ăn gì?

Nếu trẻ bị vàng da kéo dài, ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh phải luôn đảm bảo đủ dưỡng chất cho con bú.

Nếu mẹ tuân thủ nghiêm ngặt kiêng cữ, chỉ ăn cơm với thịt ram mặn hoặc tôm rang khô không dám ăn thức ăn giàu đạm, chất béo các loại trái cây thì thật sự là sai lầm. Mẹ không đủ chất chứ chưa bàn đến việc trị bệnh vàng da cho con.

Chính chế độ ăn này khiến vị giác của mẹ giảm dần, khó ăn, khó tiêu, dễ táo bón, thiếu năng lượng. Các bữa ăn phải đủ dinh dưỡng, ăn nhiều đồng nghĩa với việc tốt cho sức khỏe cả hai mẹ con, giúp phòng bệnh vàng da ở trẻ.

Có thể bạn cần: Các món nước giải nhiệt mùa hè dễ làm

Ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn

Hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyên sản phụ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh thường thuộc 4 nhóm chất:

  • Nhóm chất bột đường
  • Nhóm chất đạm
  • Nhóm chất béo
  • Nhóm vitamin và khoáng chất
Ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn
Ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn

Thêm trái cây có công dụng thải độc

Sau mỗi bữa ăn mẹ có thể ăn thêm các loại trái cây theo mùa như dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo… để tăng cường khả năng kích thích men gan, lọc thận, giải độc cơ thể. Ngoài ra, những loại trái cây này còn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể mẹ tạo điều kiện cho quá trình tiết sữa nuôi con diễn ra hiệu quả.

Bổ sung các loại rau xanh lá

Rau xanh giàu vitamin, khoáng chất và là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của phụ nữ mang thai và sau sinh. Nếu chẳng mau trẻ bị mắc hội chứng vàng da, mẹ cần đặc biệt ưu tiên ăn nhiều loại rau lá xanh trong thực đơn mỗi ngày.

Một số loại rau thông dụng như cải xoăn, bắp cải, măng tây, cải xoong, bông cải xanh… Ngoài ra, ăn nhiều sả, rong biển cũng giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn, đẩy lui căn bệnh vàng da ở bé.

Bổ sung các loại rau xanh lá
Bổ sung các loại rau xanh lá

Uống nhiều nước

Duy trì việc uống 8 ly nước mỗi ngày (tương đương 2 – 2,5 lít nước) để thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp sữa không nhiễm các chất độc hại. Trẻ bị vàng da cần tăng cường bú mẹ để cơ thể nhanh phát triển, phân giải được hết lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu.

Uống trà thảo dược

Uống trà thảo dược không chỉ giúp sản phụ thải hết sản dịch mà còn giúp giải độc cơ thể, mát gan, giảm mỡ máu, tăng tiết sữa. Một số loại trà thảo dược thông dụng như trà hoa cúc, trà atisô, trà mật ong và chanh, trà gừng, trà cam thảo và táo gai…

Phạm Vũ Dương Sơn
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *