Cà chua xanh có độc không? Cà chua xanh chứa nhiều các yếu tố “alkaloid” đây là yếu tố gây ra ngộ độc nếu tiêu thụ quá nhiều. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường sẽ là biểu hiện buồn nô, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và nhiều triệu chứng khác.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn cà chua xanh có độc không? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Cà chua là gì?

Cà chua (danh pháp hai phần: Solanum lycopersicum), thuộc họ Cà (Solanaceae), là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

Cà chua là gì?
Cà chua là gì?

Cà chua thuộc họ Cà, các loại cây trong họ này thường phát triển từ 1 đến 3 mét chiều cao, có những cây thân mềm bò trên mặt đất hoặc dây leo trên thân cây khác, ví dụ nho. Họ cây này là một loại cây lâu năm trong môi trường sống bản địa của nó, nhưng nay nó được trồng như một loại cây hàng năm ở các vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới.

Xem ngay: Tác dụng của quả thanh trà? Thanh trà làm món gì ngon?

Thành phần dinh dưỡng của cà chua

Giá trị dinh dưỡng của cà chua đến từ thành phần giàu vitamin, khoáng chất và các loại dưỡng chất quan trọng bao gồm vitamin A , vitamin C và vitamin K vitamin B6, folate và thiamin. Ngoài ra, chúng còn là nguồn thực phẩm giàu kali, mangan, magiê, can xi, phốt pho và đồng, chất xơ và protein.

Đặc biệt, trong thành phần Cà chua còn có một số hợp chất hữu cơ như lycopene, quercetin, kaempferol, lutein, zeaxanthin, carotenoid và bioflavonoid, axit coumaric và axit chlorogenic, sắt …góp phần đặc biệt vào lợi ích sức khoẻ tổng thể mà cà chua có thể mang lại cho sức khoẻ  – sắc đẹp con người.

Công dụng của cà chua

Phòng chống ung thư

Lợi ích sức khoẻ của cà chua đã được nhân loại biết đến từ thời cổ đại. Ngày nay, với thành phần chống oxy hoá phong phú, Cà chua đã được chứng minh là có hiệu quả phòng chống lại nhiều loại ung thư và các loại bệnh khác. Cà chua có chứa một lượng lớn lycopene, hoạt chất này vẫn nguyên giá trị thậm chí còn tăng về lượng khi cà chua được xử lý, chế biến ở nhiệt độ cao.

Phòng chống ung thư
Phòng chống ung thư

Lycopene là một chất chống oxy hóa có hiệu quả cao trong việc thu nhặt, loại bỏ các gốc tự do, thứ được xem là nguyên nhân hay ít nhất cũng là tòng phạm gây ra rất nhiều bệnh tật cho con người đặc biệt là ung thư. Theo các nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard, thuộc Viện Đại học Harvard, Massachusetts – Hoa Kỳ, lycopene từ cà chua có khả năng góp phần phòng chống ung thư tuyến tiền liệt , ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư dạ dày – trực tràng, ung thư họng – miệng – thực quản.

Bên cạnh đó, với nguồn giàu vitamin và khoáng chất

100 gram cà chua có thể cung cấp khoảng 40% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C là một chất chống oxy hóa tự nhiên ngăn ngừa các gốc tự do gây ung thư và làm tổn hại các hệ thống cơ thể.

Giảm Cholesterol và bảo vệ tim mạch

Các lycopene trong cà chua ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid (mỡ) trong huyết thanh, làm giảm các loại mỡ máu có hại như Triglyceride và cholesterol tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein cholesterol-LDL). Những loại mỡ máu này là những thủ phạm chính trong các bệnh tim mạch do làm tăng sự lắng đọng chất béo trong các mạch máu, gây xơ vữa động mạch, tăng huyết ấp…

Chống tác hại của khói thuốc lá

Hai thành phần, axit coumaric và axit chlorogenic trong cà chua, có khả năng bất hoạt nitrosamin nội sinh và chất này còn được tìm thấy lượng lớn trong khói thuốc lá. Chất Nitrosamin được phát hiện là chất gây ung thư. Sự hiện diện của axit coumaric, axit chlorogenic và vitamin A với hàm lượng lớn trong cà chua được chứng minh làm giảm tác dụng các chất gây ung thư đến từ việc hút thuốc lá, đặc biệt là ung thư phổi.

Cải thiện thị lực

Các thành phần vitamin A, vitamin C, lycopene, lutein và zeaxanthin có trong cà chua, giúp cải thiện thị lực, phòng ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Hàng loạt các vấn đề của mắt liên quan đến sự hiện diện các gốc tự do. Vitamin A trong cà chua là một chất chống oxy hóa mạnh và có khả năng loại trừ các gốc tự do rất tốt.

Cải thiện thị lực
Cải thiện thị lực

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cà chua, với thành phần chứa chất xơ tiêu hóa, cả hai loại chất xơ hòa tan và không tan. Chúng giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy, ngăn ngừa chứng vàng da tắt mật và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn kích thích nhu động ruột, kích thích hệ cơ trơn tiêu hóa làm tăng lưu thông hơi và dịch tiêu hóa ở khu vực đại tràng, hỗ trợ phòng chống ung thư đại – trực tràng – hậu môn.

Phòng ngừa các bệnh về rối loại đông máu, tạo máu, và tăng huyết áp

Cà chua chứa nhiều vitamin nhóm B, Kali, cũng như sắt. Kali làm thành mạch máu dẽo dai, mềm mại hơn, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ mạch máu, ổn định huyết áp. Sắt và các vitamin nhóm B là nguyên liệu cho quá trình tạo máu. Vitamin K, rất cần thiết cho quá trình đông máu và kiểm soát chảy máu.

Ổn định đường huyết – Phòng chống bệnh và biến chứng đái tháo đường. Thành phần chất xơ trong cà chua làm chậm sự hấp thu đường ở ruột. Vả lại, thành phần cacbohydrate (chất bột đường) trong cà chua rất thấp. Điều này có tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu được đăng tải bởi tạp chí y khoa thuộc Hiệp hội Y khoa Hoa kỳ cho biết: hoạt chất chống oxy hóa trong cà chua có tác dụng hạn chế các tổn thương mạch máu ở thận, biến chứng thường thấy ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Ngăn ngừa Nhiễm trùng đường tiểu

Với thành phần chứa nhiều nước, carotenoid và bioflavonoid, Cà chua có tính kháng viêm tốt và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, cũng như ung thư bàng quang. Bên cạnh đó, Cà chua còn có tác dụng bài niệu làm tăng việc loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.

Ngăn ngừa Nhiễm trùng đường tiểu
Ngăn ngừa Nhiễm trùng đường tiểu

Phòng ngừa sỏi mật

Với thành phần giàu chất xơ hòa tan và lycopene, Cà chua có khả năng phòng ngừa bệnh sỏi mật thông qua việc hỗ trợ làm tăng thải axit mật và muối mật qua đường tiêu hóa, tăng lưu thông mật ruột và làm giảm lắng đọng ở túi mật.

Xem thêm: Ăn rau muống nhiều có tốt không? Ăn rau muống có tác dụng gì?

Đẹp dáng, sáng da, mượt mà mái tóc

Với thành phần giàu các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, vitamin A, vitamin k, Canxi…, Cà chua hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng, xương, và da, hạn chế tối đa tổn hại từ tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra các nếp nhăn cho làn da.

Và chất xơ trong cà chua hỗ trợ cân bằng hấp thu các dưỡng chất ở ruột, giúp phòng chống thừa cân béo phì, giúp bạn có một “body” thon thả. Các Vitamin như A, E…và sắt trong cà chua hỗ trợ cân bằng pH và môi trường vùng chân tóc, phòng chống gầu, dị ứng cũng như tăng hệ thống vi tuần hoàn da đầu, giúp bạn có một mái tóc óng ả, mượt mà và khỏe mạnh.

Cà chua xanh có độc không?

Cà chua xanh chứa nhiều các yếu tố “alkaloid” đây là yếu tố gây ra ngộ độc nếu tiêu thụ quá nhiều. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường sẽ là biểu hiện buồn nô, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và nhiều triệu chứng khác.

Cà chua xanh có độc không?
Cà chua xanh có độc không?

Thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là “alkaloid” sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.

Những lưu ý khi ăn cà chua

Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc

Bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.

Không nên ăn hạt cà chua

Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.

Không nên ăn hạt cà chua
Không nên ăn hạt cà chua

Không ăn cà chua khi đói

Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.

Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài

Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.

Không ăn quá nhiều cà chua

Bởi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Cà chua xanh có độc không? nhé!

Phạm Vũ Dương Sơn
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com

Bài viết mới

• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh          • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà         • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449         • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc         • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *