Cà chua bi phủ bụi là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đang đố. Vậy cà chua bi phủ bụi là gì? Theo Phạm Vũ Dương Sơn tìm hiểu thì cà chua bị phủ bụi là quả Nhót.
Để lý giải tại sao câu hỏi cà chua bi phủ bụi lại là quả Nhót. Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của mình nhé.
Mục lục bài viết
Tại sao cà chua bi phủ bụi là quả Nhót
Quả nhót khi chín có hình dáng khá giống cà chua bi, cũng có màu đỏ cam, chỉ khác là phủ một lớp bụi bên ngoài (vẩy nhót). Thế nên gọi theo hình dáng thì miêu tả quả nhót là “cà chua bi phủ bụi” cũng giống là điều hiển nhiên.
Nhót là quả gì
Cây nhót có tên khoa học là Elaeagnus Latifolia L. Cây lót, hồi đồi tử là những tên gọi khác của nhót.
Nhót thuộc loại cây bụi, chúng có lớp vảy trắng, là những hạt tròn xếp sát nhau ở bên ngoài, kẻ cả ở thân cây, lá và quả. Khi quả còn xanh thì lớp vảy này bám chắc. Khi quả chín thì lớp vảy mềm, dễ tan ra khi bị chà xát mạnh.
Loại cây trái này được trồng phổ biến ở miền Bắc. Nhót không những ăn sống và còn được nấu canh chua. Tất các các bộ phận của cây nhót đều có công dụng đối với sức khỏe khi có thể tạo ra những bài thuốc rất hay.
Quả nhót có hình bầu dục thon dài. Khi chín thì quả chuyền tử màu xanh sang màu đỏ như quả ót. Đặc tính của chúng là chua khi còn xanh và ngọt khi đã chín.
Mỗi năm có 2 vụ nhót, đó là vụ từ tháng 2-4 và tháng 8-10. Do đó, bạn gần như có thể thưởng thức chúng quanh năm.
Hiện nay, nhót được trồng trong chậu để làm bonsai phục vụ cho cả nhu cầu thư giãn, giải trí của con người.
Xem ngay: Rau ngò là rau gì? Cây rau ngò có tác dụng chữa bệnh gì?
Những công dụng quả nhót và lưu ý khi ăn
Thành phần dinh dưỡng
Trong mỗi quả nhót có chứa 92% nước, 1,25% protit, 2% axit hữu cơ, 2,1% glucid, 2,3% cellulose, 27 mg% calcium, 30 mg% phốt pho, 0,2mg% sắt.
Đặc biệt, trong quả nhót có chứa rất nhiều hoạt chất polyphenol, saponozit, tanin.
Công dụng của quả nhót với sức khỏe
Quả nhót
Chữa ho: Bạn dùng 10 quả nhót xanh, cùng 10 quả quất, 10g trần bì. Sắc thành nước uống, mỗi ngày 1 thang và chia đều 3 lần uống trong ngày.
Nhót chữa tiêu chảy: Bạn chuẩn bị 10 quả nhót xanh, rễ cây nhót 4g cùng rễ cây mơ 2g. Rửa sạch các nguyên liệu, mỗi ngày sắc 1 tháng, chia uống 3 lần.
Chữa ho hen, khó thở: Bạn cần có 10g nhót/ngày, sắc thành nước hoặc hãm thuốc, bột. Uống cho đến khi chứng bệnh thuyên giảm.
Lá nhót
Lá nhót có vị chát, tính bình, có tác dụng giảm ho sốt. Trong lá quả nhót chứa nhiều polyphenol, saponozit, tanin giúp kháng khuẩn, ngay cả với những chủng vi khuẩn gram. Một số nghiên cứu khác còn chỉ ra lá nhót kháng viêm, chống viêm cấp và mãn tính. Do đó, người ta thường dùng lá nhót để chữa phế hư, ung nhọt, khái huyết, khái thấu khí suyễn.
- Chữa vết thương ngoài da: Bạn lấy 1 ít lá nhót, rửa sạch rồi giã nát. Dùng đắp trực tiếp vào vết thương chảy máu, chỉ sau một vài giây thì máu sẽ ngừng chảy.
- Trị ho ra máu: Bạn cần có 24g lá nhót, 15g đường kính. Đun nước nóng rồi hãm lá nhót như hãm trà. Cho một chút đường vào uống cùng để giảm vị chát. Mỗi ngày uống 2 lần, uống sau bữa ăn bạn nhé. Kiên trì thực hiện cho đến khi hết bệnh.
- Trị tiêu chảy, kiết lỵ: Chuẩn bị 30g lá nhót tươi hoặc 12g lá nhót khô, sao vàng hạ thổ rồi sắc với 0,4l nước đến khi chỉ còn 100ml. Mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn. Chỉ sau khoảng 2-3 tuần thì bạn sẽ hết bệnh.
- Trị nhiều đờm, hen suyễn: 16g lá nhót, 12g lá táo ta. Sao vàng các nguyên liệu này rồi giã nát. Tiếp tục cho hạt cải bẹ 6g, hạt củ cải 6g sao vàng. Co toàn bộ chúng vào sắc thật sắc, chia uống mỗi ngày 3 lần trước khi ăn nhé.
Rễ cây nhót
Theo Đông Y thì rễ của cây nhót có thể giảm đau, cầm máu, dùng nhiều dưới dạng sắc. Một số công dụng liên quan đến rễ nhót đó là:
- Chữa mụn nhọt: Bạn nấu nước rễ cây nhót rồi tắm. Thực hiện thường xuyên đến khi bệnh khỏi hẳn bạn nhé.
- Chữa thổ huyết, đau bụng: Dùng 30g rễ nhót sắc với nước uống bạn nhé.
- Chữa kinh nguyệt nhiều: Bài thuốc tương tự như với chữa đau bụng ở trên, sắc từ 30-60g rễ nhót rồi uống sau khi ăn.
- Chữa tiêu chảy: Rễ nhót 4g kết hợp cùng 10 quả nhót xanh, 2g rễ mơ rồi sắc uống ngày 3 bữa bạn nhé.
- Chữa phong thấp: 120g rễ nhót, chân giò lợn 50g, hoàng tửu 60g. Hầm chung với nhau và ăn thì bệnh sẽ thuyên giảm dần.
Hạt nhót
Công dụng chính của hạt nhót đó là trừ giun sán, diệt khuẩn. Dùng hạt nhót làm thành các bài thuốc chữa gan rất hiệu quả.
Những lưu ý khi dùng nhót
Bạn không nên ăn nhiều nhót, chỉ nên ăn tối đa 10 quả/ngày. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện dị ứng với nhót thì cần dừng lại.
Chỉ nên ăn nhót sau bữa cơm khoảng 30 phút, tránh ăn khi đói vì có thể gây ra triệu chứng cồn ruột, đau bụng.
Rửa sạch nhót trước khi ăn, nhớ loại bỏ lớp vảy bên ngoài để tránh gây hại cho cơ thể.
Nhót có thể bảo quản lâu được trong tủ lạnh. Nhưng tránh chọn những quả có tẩm thuốc kích thích bạn nhé.
Muốn cơ thể được khỏe mạnh, không chỉ có ăn nhót mà bạn cần kết hợp cùng các loại trái cây, rau củ khác để bổ sung đa dạng dinh dưỡng.
Xem thêm: Bí đỏ kỵ gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng bí đỏ
Cách ăn nhót đúng
Chẳng còn điều gì dễ dàng hơn là việc ăn nhót các bạn ạ. Bạn có thể:
- Ăn nhót xanh chấm muối ớt
- Nhót dầm chua cay
- Nhót xanh nấu canh chua
- Nhót ngâm đường
Những ai không nên ăn Nhót
Những người đang mắc bệnh liên quan đến dạ dày
Viêm loét, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày. Lượng axit chứa trong nhót lớn có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng. Biểu hiện ban đầu là những cơn đau, cuối cùng là chảy máu dạ dày.
Những người bị bệnh liên quan đến táo bón
Chẳng hạn như đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng. Nhót chứa nhiều axit cùng vitamin C càng khiến cho tiêu hóa kém đi.
Với trẻ nhỏ, dạ dày cùng hệ tiêu hóa của chúng còn yếu, chưa thể thích nghi được với vị của loại quả này. Do đó, nhót không phù hợp với các bé dưới 1 tuổi, ngay cả những em bé 2-3 tuổi thì cũng không nên ăn.
Mẹ bầu ăn nhót được không?
Một số công dụng của quả nhót đối với mẹ bầu đó là:
Ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu rất dễ bị thiếu máu, dẫn đến các hiện tượng như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt. Nguyên nhân là do mẹ không cung cấp đủ sắt cho cơ thể. Việc ăn nhót có thể giúp và bầu bổ sung thêm chất sắt, sản sinh tế bào máu. Từ đó, mẹ sẽ có được cơ thể khỏe mạnh nhất để tránh những biến chứng như sinh non, em bé sinh ra thiếu cân.
Tăng cường sức đề kháng, giảm ốm nghén ở mẹ
Vitamin C trong quả nhót giúp mẹ nâng cao hệ miễn dịch. Bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ô nhiễm khói bụi, khói thuốc.Vị chua của nhót còn giúp mẹ giảm cơn thèm chua nữa đó.
Giúp mẹ ăn uống ngon miệng hơn
Chất xơ trong quả nhót đủ để cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ, tránh được bệnh như tiêu chảy, táo bón. Chúng còn làm sạch đường ruột bằng cách loại bỏ chất thải thông qua tiêu hóa.
Giúp mẹ không bị ho, cảm cúm
Mẹ bầu thỉnh bị ho, thường là do tác động môi trường ngoài. Vị chua của nhót giúp trị ho, trừ đờm hiệu quả, là vị thuốc tự nhiên thay thế cho các loại thuốc kháng sinh (mà bản thân mẹ cần hạn chế uống các loại thuốc này).
Giúp mẹ tránh được nám, tàn nhang
Phụ nữ mang bầu, nhất là giai đoạn sau sinh thường bị nám, tàn nhang do thay đổi tiết tố. Chất chống oxy hóa cùng vitamin C trong quả nhót khi đi vào cơ thể sẽ tăng cường sản sinh collagen, liên kết mô để da được sáng khỏe hơn, không còn bị thâm sạm nữa, các vết nám cũng sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
Giúp mẹ giữ dáng
Mẹ thường hay tăng cân trong giai đoạn bầu bí. Ăn nhót không những duy trì được làn da mịn cho mẹ mà còn có thể giữ dáng nữa nó. Cụ thể như thế nào thì mời bạn xem tiếp những phần dưới của chúng tôi nhé.
Nên ăn nhót xanh hay nhót chín
Các chị em thường thích ăn nhót xanh, bởi các vị chua của nó khi chấm với chút muối ớt thì tan cả miệng lưỡi.
Thực tế thì ăn nhót chín lại tốt hơn, chúng ít chua nên sẽ ít gây hại hơn cho dạ dày. Đồng thời lớp phấn bên ngoài cũng mỏng hơn nên có thể loại bỏ dễ dàng để tránh gây ngứa rát cổ họng.
Ăn nhót có thể giảm cân không?
Ăn nhót hoàn toàn giúp giảm cân bạn nhé.
Trong quả nhót chứa nhiều vitamin, axit hữu cơ chất sắt cùng chất chống oxy hóa. Chúng sẽ kích thích tiêu hóa tối đa, tăng cường trao đổi chất và đốt cháy lượng mỡ thừa.
Lượng calo trong quả nhót khá thấp, ngược lại có thể gây cảm giác no, hạn chế cơn thèm ăn. Từ đó, sẽ giúp bạn có được cân nặng như ý muốn. Đặc biệt, nhót xanh khi kết hợp cùng bắp cải là thực đơn giảm cân, giữ dáng được áp dụng của nhiều chị em.
Nói vậy nhưng các chị em cũng không nên ăn quá nhiều nhót nhé. Kết hợp dùng nhót với các loại trái cây, rau củ, thực phẩm khác để khi giảm cân vẫn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhé.
Ăn nhiều nhót nóng trong không
Nhót được bán khá rẻ khi vào mùa, đây cũng là món ăn vặt ưa thích của nhiều người. Một túi nhót kèm muối gia vị thì ai mà nỡ từ chối. Cũng từ đó mà nhiều người thường thắc mắc ăn nhót có nóng không, nhất là với quả nhót xanh.
Thực tế theo Đông y, nhó là loại quả có tính bình, vị chua, chát. khi đi vào kinh phế, đại tràng thì sẽ có tác dụng trị ho, tả, trừ đờm, hen suyễn. Nhót cũng chứa một lượng lớn vitamin C. Do đó, trái nhót tuy không gây nóng, nhưng chúng có vị chua, chát nên khiến axit trong dạ dày tăng lên nhanh chóng, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa, gây viêm loét.
Phía bên ngoài của nhót có một lớp phấn trắng, nếu như ăn phải có thể gây ngứa họng, khó chịu. Do đó, bạn hãy loại bỏ hoàn toàn chúng khi ăn nhé, ăn điều độ để tránh ảnh hưởng đến cơ thể.
Mong rằng qua bài viết ở trên đây bạn đã có thể trả lời được câu hỏi cà chua bi phủ bụi là gì? Mong rằng đây là câu đố hay và là câu trả lời hợp lý nhất!
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com
Bài viết mới