Bệnh gout nên uống nước gì? Bệnh gout nên sử dụng các loại nước như:
- Nước lọc.
- Nước ép dứa.
- Nước lá vối.
- Nước ép quả anh đào.
- Sữa.
- Nước chanh mật ong.
- Nước ép táo.
- Nước uống từ baking soda.
- Nước gừng.
- Nước đậu xanh.
- Nước ép dưa chuộc.
Tuy nhiên, để tìm hiểu rõ hơn về bệnh gout nên uống nước gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!
Mục lục bài viết
Bệnh gout là gì?
Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Biểu hiện của người bị bệnh gout
- Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.
- Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.
- Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.
- Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lit.
Đối tượng có nguy cơ bị gout
- Có tiền sử gia đình bị bệnh gout.
- Thừa cân và béo phì.
- Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin.
- Nghiện rượu, nghiện cà phê.
- Dùng nhiều thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix… có thể làm tăng axit uric và gây ra các đợt Gout cấp tính.
Bệnh gout nên uống nước gì?
Nước lọc
Nước lọc là thức uống không thể thiếu với cuộc sống con người. Một người muốn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo hoạt động cho các cơ quan thì cần uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
Đặc biệt, với bệnh nhân gout, nước lọc chính là loại đồ uống tốt nhất không thể bỏ qua. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nước lọc có khả năng trung hòa acid uric và đào thải độc tố tốt gấp khoảng 3 lần so với các thức uống khác.
Nước lọc chứa các khoáng chất dễ hấp thu và không chứa bất kỳ loại đường nào nên sẽ không làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Hơn nữa, việc bổ sung nước lọc còn hỗ trợ làm chậm quá trình lắng đọng acid uric để làm giảm đau đớn do bệnh gout gây ra.
So với người bình thường, bệnh nhân gout có thể bổ sung nhiều nước lọc hơn mỗi ngày, khoảng từ 2.5 – 3 lít nước. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể lựa chọn nước khoáng thiên nhiên từ các thương hiệu uy tín như Vĩnh Hảo, Lavie, Aquafina, Thạch Bích…
Nước ép dứa
Nước ép dứa là một trong những gợi ý tuyệt vời cho vấn đề bị bệnh gout nên uống nước gì? Trong quá dứa chín có lượng lớn thành phần Bromelin với tác dụng làm giảm viêm và làm dịu cơn đau do bệnh gout gây ra.
Hơn nữa, Bromelin còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa đường huyết và phòng ngừa bệnh tim mạch. Đặc biệt là khi ép dứa thành nước uống thì hàm lượng thành phần hữu ích này vẫn được giữ nguyên.
Ngoài Bromelin thì nước ép dứa còn chứa lượng lớn vitamin C có tác dụng điều hòa và cân bằng nồng độ acid uric trong máu. Ngoài ra, vitamin C còn đặc biệt hữu ích với hoạt động của thận, giúp tăng tốc độ đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
Cách chế biến
- Chuẩn bị 1 quả dứa chín còn tươi, 1 ít muối, 1 ít mật ong và 1 ít nước lọc.
- Dứa đem gọt vỏ, tách mắt rồi rửa sạch và cắt thành từng lát.
- Cho vào máy xay sinh tố, thêm 1 chút muối cùng mật ong vào xay chung.
- Lọc lấy phần nước cốt, pha thêm với khoảng 250ml nước lọc và khuấy đều.
- Chia lượng nước ép vừa chế biến làm 2 – 3 lần uống/ ngày.
Nước ép quả anh đào
Quả anh đào (cherry) đã được nhiều nghiên cứu ghi nhận là mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân gout. Khi chế biến thành dạng nước ép, các thành phần dưỡng chất trong loại trái cây này vẫn được giữ nguyên.
Nước ép quả anh đào chứa lượng lớn anthocyanins có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Hơn nữa còn có khả năng phá vỡ tinh thể muối urat và hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.
Ngoài ra, lượng kali trong thức uống này cũng rất dồi dào có thể kìm hãm và ngăn chặn sự gia tăng quá mức của nồng độ acid uric trong máu. Còn lượng vitamin C lớn từ nước ép anh đào lại có tác dụng làm giảm acid uric hiệu quả.
Cách chế biến
- Chuẩn bị khoảng 10 quả anh đào tươi cùng 1 ít muối hạt.
- Rửa sạch anh đào rồi loại bỏ hạt và cho vào máy xay nhuyễn cùng 1 chút muối.
- Đổ ra màng lọc để loại bỏ phần bã.
- Sau đó trộn nước ép anh đào với nước lọc theo tỷ lệ 1:2.
- Uống trực tiếp, không nên cho thêm đường.
Nước lá vối
Nước lá vối cũng là một gợi ý tốt cho vấn đề người bị bệnh gout nên uống nước gì. Nhiều nghiên cứu ghi nhận, thành phần Flavonoid, Alcaloid, Tanin và tinh dầu trong lá vối tươi có khả năng chống viêm và giảm đau mạnh. Việc uống nước lá vối sẽ giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng mà bệnh gout gây ra.
Hơn nữa, lá vối tươi là một loại dược liệu chứa hàm lượng purin thấp. Trong khi đó, uống nước lá vối có tác dụng lợi tiểu và giúp hạn chế sự lắng đọng của các tinh thể muối urat tại mô khớp. Đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Các yếu tố này đặc biệt quan trọng với quá trình kiểm soát tiến triển của bệnh gout.
Xem ngay: Uống nụ vối khô có tác dụng gì? Biến nụ vối khô làm thuốc
Cách chế biến
- Chuẩn bị khoảng 30g lá vối tươi và 2 lít nước lọc.
- Lá vối đem ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng rồi cho vào ấm.
- Thêm vào 2 lít nước, đun sôi trong vòng 15 phút là được.
- Loại bỏ phần bã, uống nước lá vối nhiều lần trong ngày.
Sữa
Sữa là thức uống có hàm lượng dưỡng chất cao được nhiều người ưa thích. Đặc biệt những người bị gout có thể bổ sung sữa vào chế độ ăn uống hằng ngày để hỗ trợ cải thiện cho quá trình kiểm soát bệnh.
Hàm lượng casein và lactalbumin dồi dào trong sữa có tác dụng hỗ trợ hòa tan các tinh thể muối urat tích tụ tại khớp. Ngoài ra, thành phần comaro peptide trong thức uống này còn có khả năng chống viêm và ức chế quá trình tích tụ tinh thể muối urat. Đây đều là những yếu tố có lợi cho người mắc bệnh gout. Hơn nữa, sữa còn chứa nhiều canxi và các khoáng chất thiết yếu giúp cải thiện và tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp.
Tuy nhiên bệnh nhân gout cần lựa chọn các loại sữa phù hợp, sữa tươi, sữa chua hay sữa tách béo được cho là rất hữu ích. Trong khi đó, sữa chứa nhiều đường, các loại sữa giàu chất béo, sữa đậu nành hay sữa nguyên chất là những sản phẩm nên tránh xa.
Nước chanh mật ong
Nước chanh mật ong chính là sự kết hợp hoàn hảo tốt cho những người bị gout. Chanh là loại quả có rất ít chất béo và protein nhưng lại chứa lượng lớn nước, chất xơ, vitamin C và khoáng chất. Đây đều là những thành phần dưỡng chất đặc biệt hữu ích với sức khỏe của bệnh nhân gout.
Trong khi đó, mật ong cũng là thực phẩm chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng, nhất là các chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Đặc biệt là chứa rất ít nhân purin nên đảm bảo an toàn cho người bị gout. Mặc dù có chứa một lượng đường nhất định nhưng mật ong lại không gây ra quá nhiều cản trở cho quá trình đào thải acid uric của cơ thể.
Cách chế biến
- Chuẩn bị 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất và 1/2 quả chanh.
- Đun sôi khoảng 500ml nước lọc, chờ cho hơi ấm rồi vắt chanh vào.
- Sau cho cho thêm mật ong vào khuấy đều.
- Chia đều lượng nước vừa chế biến thành 2 lần uống trong ngày.
Nước ép táo
Nếu đang phân vân không biết bị bệnh gout nên uống nước gì thì nước ép táo chính là một lựa chọn tốt. Thực tế cho thấy, tất cả các loại táo đều có hàm lượng nhân purin thấp, trong 223g táo lớn chỉ chứa khoảng 31mg purin. Vì vậy quả táo được cho là loại trái cây phù hợp với những người mắc bệnh gout.
Khi ép dưới dạng nước, các thành phần dưỡng chất trong táo vẫn được giữ nguyên. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong thức uống này có thể làm giảm viêm và hạ acid uric. Ngoài ra, một lượng lớn acid folic trong nước ép táo còn có khả năng ức chế men xanthine oxyase để hạn chế sản xuất acid uric.
Bên cạnh đó, thức uống từ quả táo còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất khác cũng góp phần làm giảm các triệu chứng bệnh gout. Phải kể đến như vitamin E, kali, magie… Tuy nhiên táo chứa một lượng fructose nhất định nên bệnh nhân gout chỉ nên dùng một lượng vừa đủ mỗi ngày.
Cách chế biến
- Chuẩn bị 1 quả táo Mỹ và 1 ít nước lọc.
- Rửa sạch táo, cắt thành từng miếng nhỏ và loại bỏ hạt.
- Cho táo vào máy ép lấy nước cốt.
- Thêm 1 lượng nước lọc vừa đủ vào khuấy đều rồi uống trực tiếp.
Nước uống từ baking soda
Baking soda là nguyên liệu có tính kiềm cao. Việc sử dụng nguyên liệu này cho người bị bệnh gout có tác dụng kích thích kiềm hóa máu. Từ đó ngăn chặn sự kết tủa của các tinh thể muối urat gây cơn gout cấp.
Ngoài ra, nước baking soda còn có tác dụng kích thích bài tiết nước tiểu và làm tăng chất dịch của cơ thể. Từ đó giúp hàm lượng acid uric dư thừa bị hòa tan và thải trừ ra ngoài nhanh chóng hơn.
Cách chế biến
- Chuẩn bị 1 thìa cà phê baking soda và 400ml nước ấm.
- Hòa tan baking soda vào trong nước ấm.
- Có thể thêm vào vài ba giọt nước cốt chanh.
- Uống ngay sau khi đã ăn no.
Nước gừng
Gừng là nguyên liệu rất quen thuộc trong đời sống. Đặc biệt nguyên liệu này có thể chế biến thành thức uống rất hữu ích cho những người mắc bệnh gout.
Nước gừng chứa lượng lớn các hoạt chất kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong đó, các thành phần gingerols và shogaols có khả năng làm hạ acid uric dư thừa trong máu. Đồng thời làm giảm đau và sưng viêm khi có đợt gout cấp tấn công.
Cách chế biến
- Chuẩn bị 2 – 3 lát gừng tươi và 150ml nước sôi nóng.
- Cho gừng vào tách, hãm với nước sôi nóng khoảng 15 phút.
- Thêm vào 1 chút mật ong nguyên chất rồi khuấy đều.
- Uống trực tiếp khi nước gừng mật ong còn ấm.
Nước đậu xanh
Nước đậu xanh cũng là một loại thức uống rất phù hợp cho người bị gout, có thể hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu xanh có khả năng hạn chế hấp thu và chuyển hóa chất đạm. Từ đó giúp hạn chế sự hình thành acid uric dư thừa trong cơ thể.
Nhiều loại vitamin và khoáng chất trong nước đậu xanh còn có khả năng hỗ trợ làm giảm acid uric trong cơ thể. Lượng lớn hoạt chất flavonoid trong vỏ đậu xanh có tác dụng chống viêm, giảm đau. Vì vậy khi chế biến nước đậu xanh nên chọn loại đậu còn nguyên vỏ.
Cách chế biến
- Chuẩn bị 150g đậu xanh nguyên vỏ và 2 lít nước.
- Đậu xanh cần rửa sạch và cho lên chảo nóng rang khô đến khi rậy mùi thơm.
- Sau đó cho vào nồi, thêm vào 2 lít nước vào đun sôi.
- Hạ lửa đun thêm khoảng 15 phút là được.
- Bảo quản nước đậu xanh trong ngăn mát tủ lạnh và uống nhiều lần trong ngày.
Nước ép dưa chuột
Người bị bệnh gout có thể uống nước ép dưa chuột để hỗ trợ quá trình kiểm soát tiến triển của bệnh. Bởi dưa chuột là loại quả có hàm lượng purin thấp nhưng lại chứa nhiều thành phần có thể giúp làm giảm acid uric.
Các vitamin và khoáng chất trong nước ép dưa chuột như vitamin C, D, kali và magie đều được ghi nhận là có khả năng thúc đẩy quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Hơn nữa còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các tinh thể muối urat tại khớp. Từ đó ngăn chặn triệu chứng bệnh gout tái phát gây đau đớn và sưng viêm.
Xem thêm: Cách làm chân gà sả tắc ăn liền và tác dụng không ngờ khi ăn chân gà
Cách chế biến
- Chuẩn bị 1 quả dưa chuột, 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất và vài lá bạc hà
- Dưa chuột và bạc hà đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy ép
- Thêm mật ong vào khuấy đều lên rồi uống trực tiếp
Những thực phẩm người bệnh gout nên tránh
Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến…..). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.
- Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.
- Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
- Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể
- Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout.
- Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.
Khi mắc phải bệnh gout thì chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng. Để có thể chung sống hòa bình và chiến đấu với căn bệnh này.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn bạn đã có thể biết được Bệnh gout nên uống nước gì? nhé!
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com
Bài viết mới