Ăn tiết canh vịt có tốt không? Ăn tiết canh vịt, dê, ngỗng,…đều KHÔNG hề tốt. Bởi trong máu các loại động vật gia xúc gia cầm đều mang nguy cơ tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm khi không được nấu chín như: Tiểu chảy, tả, kiết lị, viêm cầu khuẩn, sán,…
Tuy nhiên để hiểu rõ hơn Ăn tiết canh vịt có tốt không? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!
Mục lục bài viết
Tiết canh là gì?
Tiết canh là món ăn được làm chủ yếu từ máu sống của các loại động vật, gia cầm, chủ yếu được làm từ máu của vịt, ngan, ngỗng, lợn, bò,… Món tiết canh đã xuất hiện rất lâu đời trong âm thực của người việt Nam và ngày một được nhiều người biết đến và ưa thích. Ở các nước Phương Tây, rất ít món ăn được làm từ nội tạng và máu của động vật. Chính vì vậy, người phương Tây cho rằng đây là món ăn “kinh dị” và không thể ăn được.
Theo quan điểm của nhiều người cho rằng, tiết canh là món ăn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và có thể chữa trị được những căn bệnh. Tuy nhiên, đây là những quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tiết canh không có tác dụng chữa bệnh, mà ngược lại còn mang lại nhiều bệnh tật cho con người. Các bộ Y tế luôn khuyến cáo, không nên ăn tiết canh vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.
Xem ngay: Tỏi lý sơn ngâm giấm làm tại nhà đơn giản dễ làm
Ăn tiết canh vịt có tốt không?
Ăn tiết canh vịt, dê, ngỗng,…đều KHÔNG hề tốt. Bởi trong máu các loại động vật gia xúc gia cầm đều mang nguy cơ tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm khi không được nấu chín như: Tiểu chảy, tả, kiết lị, viêm cầu khuẩn, sán,…
Ăn tiết canh vịt, ngan, dê, ngỗng,… Cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1. Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong…
Đặc biệt, quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào máu.
Những lý do không nên ăn tiết canh
Ăn tiết canh dê, vịt, ngỗng… nhà tự làm vẫn mắc liên cầu khẩn lợn như thường
Có nhiều trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn chỉ vì ăn tiết canh…..vịt nhà tự làm. Trong tiết canh vịt sẽ không có liên cầu khuẩn lợn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy phần sụn họng của lợn băm nhỏ rắc lên trên bát tiết canh. Phần sụn họng này lại là nơi ẩn trú nhiều nhất của liên cầu khuẩn.
Không cần ăn dài này, chỉ ăn tiết canh 1 lần cũng vẫn nhiễm liên cầu khuẩn lợn
Chỉ cần ăn phải tiết canh có liên cầu khuẩn lợn, người ăn sẽ bị nhiễm bệnh mà không cần là người ăn tiết canh dài ngày.
Người nhiễm liên cầu khuẩn lợn thường diễn biến nhanh, sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc, tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da, nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.
Tiết canh không mát và bổ huyết như nhiều người nghĩ
Tiết canh không có tác dụng chữa bệnh trong Đông y cũng không phải thực phẩm có tính mát. Sở dĩ, mọi người cho tiết canh là mát bởi khi ăn có cảm giác mát miệng mà thôi.
Ăn tiết canh, sán làm tổ trong não và bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể
Biểu hiện của nhiễm nang sán rất phong phú, tùy thuộc vào vị trí mà các nang sán cư ngụ. Ấu trùng sán có thể đi bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt và đặc biệt là não.
Biểu hiện của sán lợn trong não dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh thần kinh khác. Bởi người bệnh thường có đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, bại chân tay, rối loạn cảm giác, liệt, tăng áp lực nội sọ…
Vì thế, nhiều bệnh nhân có ấu trùng sán lợn trong não đến viện sau cả quá trình dài vài năm đi khám ở nhiều nơi mà không phát hiện ra bệnh.
Xem thêm: Hạt mắc khén dùng để làm gì? Cách làm muối mắc khen cực ngon
Điều trị sán não tốn kém và có thể mất mạng
Điều trị sán não mất hàng trăm triệu đồng. Nếu điều trị muộn, khả năng tử vong rất lớn hoặc có thể để lại di chứng sau này.
Những quan niệm SAI lầm của nhiều người đồn thổi
Sai lầm khi nghĩ rằng tiết canh chống lão hóa
Nhiều người cho rằng tiết canh lợn có chứa nhiều photpholipit do đó làm tăng lượng axetyl cholin giúp cho các tế bào da được liên kết chặt chẽ với nhau, tăng cường sự đàn hồi cho da. Từ đó cơ thể cải thiện được làn da, ngăn ngừa chống lão hóa.
Sai lầm khi nghĩ rằng tiết canh nâng cao sức đề kháng
Nhiều người cho rằng, trong tiết lợn có chứa hàm lượng sắt cao dễ được hấp thụ vào cơ thể. Ăn nhiều tiết động vật sẽ có lợi cho giai đoạn sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Sai lầm khi nghĩ rằng tiết canh chống ung thư
Một số người khẳng định. Y học thực nghiệm đã chứng minh. Các nguyên tố vi lượng trong tiết lợn có thể phòng ngừa sự sinh sản bệnh ung thư ác tính.
Sai lầm khi nghĩ rằng tiết canh giúp giải độc đường ruột do bụi bẩn, nhiễm độc kim loại
Người ta tin rằng lượng protein trong tiết lợn. Sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra một loại chất có thể khử trùng ruột.
Sai lầm khi nghĩ rằng tiết canh hỗ trợ giảm béo
Đối với một số người đang giảm béo. Chỉ cần tìm được một thông tin trôi nổi trên mạng internet nói rằng món tiết lợn là một thực phẩm hỗ trợ giảm béo rất tốt cũng đủ để họ phớt lờ những nguy cơ bệnh tật khác để đến với món ăn này.
Sai lầm khi nghĩ rằng tiết canh bổ máu
Nhiều quan niệm cho rằng ăn gì bổ đó. Chính vì vậy, ăn tiết canh sẽ giúp bổ máu và bổ sung những chất cần thiết cho máu. Và tiết lợn chứa vitamin K có thể thúc đẩy máu đông do đó có tác dụng cầm máu.
Trên đây hoàn toàn là những quan niệm sai lầm. Đều không có tác dụng chữa bệnh hay mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể từ món tiết canh. Tiết canh không có tác dụng chữa bệnh mà còn rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong với người ăn…
Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Ăn tiết canh vịt có tốt không? nhé!
Hotline: 0379.720.449
Email: phamvuduongson@gmail.com
Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
Chỉ đường
Website: phamvuduongson.com
Bài viết mới
Ngoài tiết canh vịt thì mình cũng rất thích 1 món về vịt đó là vịt om sấu
Dạ cảm ơn chị Huyền Trang đã góp ý ạ!